27/12/2024

Tranh cãi phòng hút chích công cộng tại Pháp

Tranh cãi dữ dội nổ ra tại Pháp sau khi chính phủ quyết định thử nghiệm Phòng Hạn chế nguy cơ khi sử dụng ma tuý.

 

Tranh cãi phòng hút chích công cộng tại Pháp

Tranh cãi dữ dội nổ ra tại Pháp sau khi chính phủ quyết định thử nghiệm Phòng Hạn chế nguy cơ khi sử dụng ma tuý.




Một gian để người nghiện chích thuốc tại SCMR  /// Reuters

 

Một gian để người nghiện chích thuốc tại SCMRREUTERS

Phòng Hạn chế nguy cơ khi sử dụng ma tuý (SCMR) đầu tiên của Pháp đã được khánh thành ngày 11.10 (giờ địa phương) với sự có mặt của Bộ trưởng Y tế Marisol Touraine cùng Thị trưởng Paris Anne Hidalgo, theo tờ Le Nouvel Observateur. Đây là một cơ sở công cộng nơi người nghiện ma t có thể hút chích “một cách an toàn cho bản thân và người xung quanh” cũng như được hỗ trợ và tư vấn đầy đủ.
Khu nhà SCMR có diện tích khoảng 430 m2, nằm trong khuôn viên Bệnh viện Lariboisière ở quận 10, thủ đô Paris và do Hội Thiện nguyện Gaia chuyên giúp đỡ người nghiện quản lý. SCMR ở gần nhà ga Nord, vốn là điểm nóng nhất về buôn lậu và sử dụng ma t của Paris. Việc thành lập cơ sở này đã bị cư dân trong khu vực và các chính trị gia đối lập phản đối kịch liệt trong thời gian dài qua các bài viết, phát biểu trên báo đài, xuống đường biểu tình hoặc tranh luận nảy lửa tại nghị trường.
Hạn chế lây nhiễm, quá liều
Năm 1986, Thuỵ Sĩ là nước đầu tiên trên thế giới lập hẳn một nơi để người nghiện ma túy có thể giải tỏa cơn ghiền một cách an toàn. Sau đó, nhiều nước đã áp dụng mô hình này, gồm Canada, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Luxembourg, Na Uy, Tây Ban Nha, Úc và từ ngày 11.10 là Pháp.
SCMR ở Paris mở cửa từ 13 giờ 30 đến 20 giờ 30 hằng ngày, với một quầy tiếp nhận, một phòng chờ, và khu vực sử dụng ma t gồm một gian chích và một phòng để hít các chất gây nghiện. Ngoài ra, còn có một phòng nghỉ để ai vừa dùng thuốc xong có thể nghỉ ngơi hoặc gặp đội ngũ các bác sĩ, điều dưỡng, giáo dục viên và nhân viên xã hội của cơ sở này.
Tờ Le Monde dẫn lời đại diện ban quản lý cho biết mỗi ngày SCMR có thể tiếp nhận khoảng 400 lượt người. Những người nghiện đến đây lần đầu bắt buộc phải đăng ký để lập danh mục, dù không cần phải khai tên thật. Theo quy định, họ phải tự mang theo ma túy hoặc các loại thuốc thay thế (cũng có chất gây nghiện nhưng nhẹ hơn, thường được dùng trong giai đoạn đầu của cai nghiện). Tuy nhiên, toàn bộ ống chích, dụng cụ hít… đều do trung tâm cung cấp.
“Khi đến lượt, mỗi người sẽ có khoảng 30 phút để sử dụng số ma t mà họ mang theo. Dùng xong, ở phòng nghỉ, họ có thể được các chuyên viên tư vấn. Đây là cách để dần thiết lập sự tin tưởng, từ đó, các thầy thuốc và nhân viên xã hội của trung tâm có thể hỗ trợ họ cai nghiện”, Chủ tịch Liên đoàn Hỗ trợ người nghiện Jean-Pierre Couteron cho tờ Le Figaro hay.
Bộ Y tế Pháp kỳ vọng việc thành lập SCMR sẽ góp phần giúp người nghiện giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như AIDS hay viêm gan siêu vi C do hút chích ma túy trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, những người dùng ma t tại cơ sở mới thành lập cũng được các bác sĩ giám sát chặt chẽ, có thể can thiệp ngay nếu họ dùng quá liều, gây nguy hiểm cho tính mạng.
Báo La Tribune dẫn báo cáo của Phòng nghiên cứu KPMG vào năm 2011 cho hay kể từ khi được mở vào tháng 5.2001 đến tháng 4.2010, đội ngũ thầy thuốc ở Trung tâm giám sát sử dụng ma tuý của TP.Sydney (Úc) đã xử lý thành công 3.426 ca dùng quá liều nên không ca nào tử vong.
Theo báo cáo đăng vào năm 2010 trên chuyên san International Journal of Drug Policy, cơ sở được lập để người nghiện dùng ma t một cách an toàn ở TP.Vancouver (Canada) trung bình giúp giảm 35 ca nhiễm HIV/năm và giảm 3 ca tử vong/năm. Nhờ đó, ngân sách dành cho y tế, xã hội tiết kiệm được hơn 6 triệu USD, vốn là phí tổn dành để điều trị 35 ca bệnh nói trên. Khoản “lợi nhuận” này đã được trừ đi chi phí hoạt động của cơ sở tại Vancouver.
Chỉ trích dữ dội
Tuy đưa ra nhiều luận cứ về lợi ích của việc tạo điều kiện để người nghiện sử dụng ma t an toàn, nhưng Bộ Y tế Pháp và những tổ chức ủng hộ SCMR vẫn hứng chịu nhiều ý kiến phản đối gay gắt.
Đi đầu trong nhóm phản đối phòng hút chích là những người sinh sống trong các khu dân cư lân cận Bệnh viện Lariboisière. Họ lo ngại sau khi SCMR chính thức hoạt động sẽ thu hút người nghiện ngập và các băng nhóm buôn lậu ma t, khiến khu vực này càng trở nên phức tạp hơn.
Đại diện chính quyền địa phương Déborah Pawlik chỉ trích rằng Bộ Y tế Pháp đã không xem trọng ý kiến người dân. Trong khi đó, nghị sĩ Philippe Goujon của đảng đối lập LR tuyên bố: “Cách làm này mở đường để tiến tới bình thường hoá và hợp pháp hoá ma t”. Nghị sĩ Nathalie Kosciusko-Morizet nhận định thừa nhận SCMR tuy đảm bảo được về vệ sinh nhưng không đưa ra giải pháp hữu hiệu nào để giúp cai nghiện. Một số ý kiến còn đi xa hơn khi cho rằng sự hiện diện của y bác sĩ sẽ dẫn đến nguy cơ người nghiện “ỷ y”, không sợ quá liều và hút chích “thả ga”.
Bất chấp mọi lời chỉ trích, SCMR sẽ chính thức đi vào hoạt động và đón những “khách” đầu tiên vào ngày 14.10. Theo dự kiến, 2 cơ sở tương tự sẽ sớm được mở tại 2 thành phố Bordeaux và Strasbourg.

 

Lan Chi