24/12/2024

Không để doanh nghiệp độc quyền quyết định giá

Khi chưa có thị trường điện cạnh tranh thì việc giao quyền định giá bán lẻ điện bình quân cho Tập đoàn điện lực VN (EVN), theo các chuyên gia là không nên.

 

Không để doanh nghiệp độc quyền quyết định giá

Khi chưa có thị trường điện cạnh tranh thì việc giao quyền định giá bán lẻ điện bình quân cho Tập đoàn điện lực VN (EVN), theo các chuyên gia là không nên.




Nhiều chuyên gia cho rằng không nên trao quyền tự quyết giá điện cho EVN  /// Ảnh: Chí Hiếu

Nhiều chuyên gia cho rằng không nên trao quyền tự quyết giá điện cho EVNẢNH: CHÍ HIẾU

Chỉ làm khi “có nhiều EVN”
Dự thảo quyết định của Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mà Bộ Công thương vừa đưa ra lấy ý kiến đang khiến giới chuyên gia e ngại. Điểm đáng chú ý nhất tại bản đề án này là nội dung trao quyền tự quyết giá bán cho EVN trong trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3 – 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định. Trong khi đó, Quyết định 69 của Thủ tướng đang có hiệu lực không trao quyền này. Theo đó, trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 7 – 10% và trong khung giá quy định, EVN được phép tăng tương ứng sau khi báo cáo Bộ Công thương và được Bộ chủ quản chấp nhận. 

 
 
Không để doanh nghiệp độc quyền quyết định giá - ảnh 1
Không nên quy định theo kiểu lưỡng tính rằng biên độ này thì anh doanh nghiệp được quyết, biên độ kia là nhà nước quyết, như vậy là nửa vời. Còn trong tình thế độc quyền như hiện nay mà EVN được định giá bán thì tức là vừa đá bóng, vừa thổi còi
Không để doanh nghiệp độc quyền quyết định giá - ảnh 2
 
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long
 


Mặc dù biên độ mà EVN được quyết định, theo dự thảo chỉ nằm trong khoảng 3 – 5% nhưng với tần suất 3 tháng/lần thì đồng nghĩa với việc có thể mỗi năm EVN được chủ động tăng giá tới 20% trong trường hợp giá đầu vào thay đổi tương ứng.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN bình luận rằng, dù có thể không có chuyện một năm nào đó mà giá điện tăng tới 20% nhưng quy định như vậy thì trên lý thuyết, EVN hoàn toàn được tăng giá điện tới mức này.
“Đành rằng để doanh nghiệp (DN) tự quyết định giá bán trên cơ sở giá đầu vào sẽ giúp họ chủ động trong sản xuất kinh doanh, để giá cả được theo thị trường song với một mặt hàng mà người bán chỉ duy nhất EVN thì cần có lộ trình, khi nào có đến chục ông EVN khác nữa mới làm được”, vị chuyên gia ngành điện lên tiếng.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, đối với các mặt hàng còn độc quyền thì nhất thiết phải do nhà nước quản lý giá và điện là mặt hàng như vậy. Ngay cả những mặt hàng do một nhóm DN thống lĩnh thị trường như với xăng dầu thì vẫn phải cần cơ quan quản lý can thiệp, có thể bằng cách thông qua quy định khống chế giá trần.
“Không nên quy định theo kiểu lưỡng tính rằng biên độ này thì anh DN được quyết, biên độ kia là nhà nước quyết, như vậy là nửa vời. Còn trong tình thế độc quyền như hiện nay mà EVN được định giá bán thì tức là vừa đá bóng, vừa thổi còi” – ông Long nói và chia sẻ thêm, thị trường có lên có xuống nhưng không thấy giá điện giảm bao giờ. Bộ Tài chính là cơ quan thẩm định giá nhưng có đủ năng lực để quản giá điện không hay cần cơ chế để tư vấn độc lập phản biện cũng là điều đáng bàn.
“Với giá điện, không cẩn thận còn bị giật”
TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển của Bộ KH-ĐT thì chia sẻ rằng, ông cảm thấy rất bất ngờ về nội dung để EVN tự quyết định giá bán.
“Chúng ta nên ủng hộ giá cả phải theo thị trường, nhưng phải có lộ trình và cần chuẩn bị những điều kiện kèm theo. Với giá điện, không cẩn thận còn bị giật”, ông cảnh báo.
Không để doanh nghiệp độc quyền quyết định giá - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Cân nhắc việc trao quyền cho EVN tăng giá điện

Góp ý cho dự thảo về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, Phòng Thương mại – Công nghiệp VN (VCCI) vừa có công văn gửi Bộ Công thương, cho rằng cần xem xét lại, cân nhắc việc trao quyền điều chỉnh giá điện cho Tập đoàn điện lực VN (EVN).
Theo ông, chưa kể, giá điện là mặt hàng đầu vào của hầu hết các ngành kinh tế, nên về lý thuyết, biên độ điều chỉnh lên tới 20%/năm mà để DN được ấn định thì sẽ ảnh hưởng lớn đến các chỉ số vĩ mô như sức chịu đựng của nền kinh tế, lạm phát… “Trong khi đó, thông điệp mới nhất tại phiên họp Chính phủ tháng 9 là giữ ổn định vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế nên tôi không tin Chính phủ lại ủng hộ đề xuất này tại dự thảo”, chuyên gia kinh tế này chia sẻ.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong thì cho hay, điều mấu chốt khiến dư luận lo lắng với dự thảo quy định này là bởi việc minh bạch giá điện vẫn có vấn đề. Ông Phong phân tích, muốn minh bạch được giá điện, trước tiên phải minh bạch được giá thành sản xuất điện. Nhắc lại câu chuyện một công ty điện ngoài EVN luôn bán điện giá thấp hơn các công ty trong EVN hoặc DN mà EVN góp cổ phần, ông Phong cho rằng điều này cho thấy giá điện chưa được rõ ràng và hợp lý, khách quan, nhất là trong khi EVN vẫn thống lĩnh thị trường về nguồn phát điện.
Tương tự, giá truyền tải và phân phối – những yếu tố cấu thành quan trọng trong giá thành điện khi tới tay người tiêu dùng cũng cần được công khai, kiểm toán tính hợp lý của nó bởi đây là những lĩnh vực mà EVN độc quyền. “Khi đó, các chi phí hao hụt hay do quản lý yếu kém cần được tách bạch thì các chuyên gia, người dân mới có cơ hội để kiểm chứng xem các chi phí đầu vào tăng giá có đúng không, có hợp lý không thì việc tăng giá điện mới thuyết phục”, TS Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh.
Phải để bên mua góp ý
Trao đổi thêm với Thanh Niên về vấn đề này, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế của Phòng Thương mại – Công nghiệp VN (VCCI) nhấn mạnh, điều quan trọng mà cơ quan này muốn góp ý là quy trình làm giá điện. Cụ thể, EVN cứ việc xây dựng giá trên cơ sở tính toán giá đầu vào, sau đó trình lên cơ quan quản lý. “Tuy nhiên, trước khi quyết định, Bộ Công thương nên có thêm một bước là công khai phương án để tiếp nhận ý kiến phản hồi, nhất là từ các bên mua điện như hiệp hội các DN sản xuất sử dụng nhiều điện như dệt may, cơ khí, thép…”, ông Tuấn góp ý.
Nhận xét về quy trình điều chỉnh giá, VCCI cho rằng quy trình mà dự thảo đưa ra chưa đảm bảo nguyên tắc có sự tham gia của bên bán điện, bên mua điện và có sự kiểm soát của nhà nước. Do vậy, cơ quan này đề nghị ban soạn thảo bổ sung thêm các biện pháp để bên mua điện có thể tham gia tại tất cả các khâu từ tính toán, kiểm tra cho đến kiến nghị, đàm phán phương án điều chỉnh giá điện.
Bộ Công thương nói “đúng luật”
Trong thông cáo báo chí phát đi hôm qua (6.10) Bộ Công thương lập luận rằng dự thảo quy định cho phép EVN được tăng giá bán điện bình quân ở mức từ 3% đến dưới 5% là phù hợp với quy định tại luật Điện lực sửa đổi 2012 cũng như có tính kế thừa các quy định trước đây. Theo đó, bộ này viện dẫn quy định của luật là giá bán lẻ điện do đơn vị bán lẻ điện xây dựng trên cơ sở khung giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng quy định. Trong khi đó, tại Quyết định 24 của Thủ tướng năm 2011, EVN đã được phép điều chỉnh giá bán điện sau khi đăng ký với Bộ Công thương.

 

Chí Hiếu