23/01/2025

Trường ĐH sợ… tự chủ

Tự chủ lẽ ra phải là điều bình thường của giáo dục ĐH nhưng thực tế từ nhiều năm nay nhiều trường sợ… tự chủ.

 

Trường ĐH sợ… tự chủ

Tự chủ lẽ ra phải là điều bình thường của giáo dục ĐH nhưng thực tế từ nhiều năm nay nhiều trường sợ… tự chủ.




Trường ĐH Kinh tế TP.HCM là một trong những trường thí điểm tự chủ  /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

 

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM là một trong những trường thí điểm tự chủẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Thuyết phục các trường tự chủ
Hôm qua 30.9, tại Hà Nội, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN đã tổ chức hội thảo về tự chủ ĐH. Phát biểu đề dẫn hội thảo, GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch hiệp hội, cho rằng trong hơn 20 năm qua, tiến trình này rất chậm chạp, ngoài 2 ĐH quốc gia, cho đến nay cả nước mới có 14 trường (trong tổng số 446 trường ĐH, CĐ) thí điểm tự chủ.
Còn Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: “Không phải tất cả 14 trường ĐH đều tự nguyện xin thí điểm tự chủ. Trong số đó có nhiều trường mà chúng tôi (và cá nhân tôi) đã phải gặp và thuyết phục nhiều lần”.
Còn PGS Huỳnh Thành Đạt, Phó giám đốc thường trực ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng dù được Chính phủ cho phép tự chủ từ hơn 20 năm nay nhưng vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa các quy định nhà nước và thực tiễn triển khai, làm chậm quá trình phát triển. Chẳng hạn dù được tự chủ nhưng ĐH vẫn bị ràng buộc bởi các quy định đã lạc hậu về chế độ học phí, lệ phí, nhiều định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành…
Ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng thừa nhận lý do các trường “sợ” tự chủ là do các công tác quản lý chưa đổi mới đồng bộ, chưa theo kịp chủ trương. “Thực hiện Nghị quyết 14, Bộ triển khai thí điểm tự chủ 4 trường nhưng khi đó chúng ta chỉ cho phép tự chủ chi (không tự chủ thu), còn tất cả các vấn đề khác thực hiện như những trường không tự chủ. Cho nên trong 10 năm trời những trường này hết sức khó khăn khi mà họ không có nguồn gì thu thêm và không có các quyền gì khác”, ông Ga nói.
Trường ĐH sợ… tự chủ - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

TP.HCM cấp tốc dạy và ôn theo kiểu thi trắc nghiệm

Trước những thay đổi trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới, nhiều trường phổ thông ở TP.HCM đã bắt tay ngay vào việc đổi mới cách dạy, hướng học sinh tới các phương pháp làm bài thi trắc nghiệm.


Phải sửa luật
Tại hội thảo, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, phân tích những điểm mâu thuẫn trong luật Giáo dục và luật Giáo dục ĐH về quyền tự chủ ĐH. Theo đó, nhà nước vẫn đóng vai trò kiểm soát rất lớn, chẳng hạn như trong vấn đề phân tầng, xếp hạng ĐH. Chẳng hạn yêu cầu tự chủ ĐH là x cơ quan chủ quản thì luật lại quy định cơ quan chủ quản (thậm chí là UBND cấp tỉnh) không chỉ được quyết định việc thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể mà còn quyết định biên chế, xếp bậc lương… Theo GS Thuyết, để thực hiện tự chủ ĐH thì cần sớm sửa luật Giáo dục ĐH và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Chẳng hạn bỏ quy định về phân tầng, xếp hạng, bãi bỏ cơ chế cơ quan chủ quản, chấm dứt việc giao UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục ĐH. “Thế giới thì quốc tế hóa ĐH, còn ta thì ngược lại, địa phương h ĐH”, GS Thuyết than thở.
Ông Ga cũng nhìn nhận một số thiếu sót trong nội dung luật Giáo dục ĐH. Theo ông Ga, trong quá trình xây dựng dự luật Giáo dục ĐH vấn đề tự chủ ĐH được nêu ra với mong muốn xem tự chủ là một thuộc tính của trường ĐH, nghĩa là không cần ai cho phép ĐH đã mặc nhiên tự chủ.
Trường ĐH sợ… tự chủ - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Học thế nào với cách thi mới?

Ngay sau khi phương án thi THPT quốc gia 2017 được công bố, các trường phổ thông đã có kế hoạch cho việc giảng dạy và ôn tập để phù hợp với cách thi mới.


Tuy nhiên, sau nhiều hội thảo, luật Giáo dục ĐH đã ra đời với những quy định tự chủ theo năng lực của từng trường, nghĩa là có năng lực tới đâu thì được giao tự chủ tới đó, thành thử tự chủ nhưng có… giới hạn. Nghị quyết 77 của Chính phủ (năm 2014) về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập giai đoạn 2014 – 2017 đã tháo gỡ được một số vướng mắc trong luật và văn bản dưới luật. Tuy vậy, khi triển khai thì một số trường vẫn sợ nhà nước cắt hết đầu tư cho trường nếu tự chủ. “Nhưng như Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói, tự chủ không phải là cắt hoàn toàn nhà nước đầu tư. Vẫn đầu tư nhưng theo các dự án. Như vậy, băn khoăn của các trường trong vấn đề tự chủ đã được các quy định pháp luật xử lý”, ông Ga khẳng định.
Còn theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, hiện Chính phủ đang giao cho Bộ GD-ĐT chủ trì soạn thảo một nghị định quy định về tự chủ của các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực GD-ĐT. Dự thảo nghị định được soạn theo hướng với các trường ĐH, về cơ bản nhà nước yêu cầu tự chủ. Phải thay đổi mô hình quản trị. Cơ quan chủ quản giảm can thiệp hành chính bằng cách cơ cấu lại hệ thống quản trị nhà trường, bổ nhiệm chủ tịch hội đồng trường lâm thời trong thời hạn 6 tháng đến một năm. Trong thời hạn đó, hội đồng trường tự bầu lại thành viên và chủ tịch hội đồng trường. Cơ quan chủ quản chỉ phê duyệt thành viên và chủ tịch hội đồng trường. Còn hội đồng trường toàn quyền lựa chọn hiệu trưởng, hiệu phó và các cơ quan lãnh đạo trong trường.
Trường ĐH sợ… tự chủ - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Bỏ quyền chủ quản để tự chủ đại học

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu từng trường đại diện cho các nhóm vấn đề nêu lên những vướng mắc, trên cơ sở đó yêu cầu các bộ, ngành liên quan đề xuất giải pháp tháo gỡ ngay lập tức.


 

Quý Hiên