23/01/2025

Saudi cảnh báo Mỹ về luật 11-9

Việc Quốc hội Mỹ đối đầu với Tổng thống Obama không chỉ là chuyện phản kháng lãnh đạo cuối nhiệm kỳ, mà còn đặt ra nhiều vấn đề khó lường trước những rắc rối về ngoại giao.

 

Saudi cảnh báo Mỹ về luật 11-9

 Việc Quốc hội Mỹ đối đầu với Tổng thống Obama không chỉ là chuyện phản kháng lãnh đạo cuối nhiệm kỳ, mà còn đặt ra nhiều vấn đề khó lường trước những rắc rối về ngoại giao.

 

 

 

Saudi cảnh báo Mỹ về luật 11-9
Biểu tình trước Nhà Trắng ngày 20-9 phản đối quyết định phủ quyết của ông Obama đối với JASTA – Ảnh: Reuters

Tối 29-9, chính quyền Saudi Arabia đã lên tiếng cảnh báo “hậu quả thảm khốc” sau khi Quốc hội Mỹ bỏ phiếu vô hiệu hoá quyền phủ quyết của tổng thống đối với Luật công lý chống bảo trợ khủng bố (JASTA).

Đây là văn bản cho phép thân nhân và gia đình các nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố tấn công nước Mỹ vào ngày 11-9-2001 khởi kiện các chính phủ nước ngoài lên toà án Mỹ và đòi bồi thường.

Những hệ lụy khó lường

Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Saudi Arabia kêu gọi Quốc hội Mỹ áp dụng “những biện pháp cần thiết để ngăn chặn các hậu quả thảm khốc và nguy hiểm” của đạo luật này.

Người phát ngôn trên cho biết luật này “làm giảm quyền miễn trừ của các quốc gia” và sẽ tác động tiêu cực lên tất cả các nước bao gồm cả Mỹ, đồng thời bày tỏ hi vọng các nhà lập pháp Mỹ sẽ cân nhắc kỹ hơn.

Trước đó, sau kết quả bỏ phiếu phủ quyết của hai viện trong Quốc hội Mỹ, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh việc thực thi luật trên sẽ làm xói mòn các quy tắc về miễn trừ của một quốc gia và gây phương hại các lợi ích quốc gia của Mỹ khi mở đường cho các vụ kiện pháp lý tư nhân chống lại các phái bộ quân sự Mỹ ở nước ngoài.

Đây bị xem là một đòn giáng mạnh đối với Tổng thống Obama và Saudi Arabia, đồng minh lâu đời nhất của Mỹ ở thế giới Ả Rập.

Nhiều khả năng quan hệ thân cận này sẽ trở nên căng thẳng, tạo tiền lệ cho các nước khác ban hành điều luật tương tự.

Khi đó quân đội Mỹ, nhân viên tình báo, ngoại giao và công vụ Mỹ có thể bị khởi kiện ở nước ngoài. Đồng thời tài sản của Chính phủ Mỹ ở nước ngoài cũng có nguy cơ bị tịch thu.

Giới phân tích cảnh báo chính quyền Riyadh sẽ có thể giảm hợp tác an ninh và tình báo rất có giá trị với Washington sau động thái trên của Quốc hội Mỹ.

Quan hệ đối tác nhiều thập niên với đồng minh lâu năm Saudi Arabia từng cung cấp cho chính quyền Mỹ những thông tin tình báo quý giá ở khu vực, 
giúp ngăn chặn nhiều âm mưu 
tấn công.

Một mối đe doạ khác mà chính quyền Riyadh từng không ít lần nhắc tới công khai là việc rút lại những khoản tiền khổng lồ đầu tư từ nhiều năm qua ở Mỹ và nếu họ làm điều đó, kinh tế Mỹ chắc chắn chịu những ảnh hưởng quan trọng, thậm chí tạo ra làn sóng ảnh hưởng dây chuyền trên toàn 
thế giới.

28 trang “tuyệt mật”

“Phần nổi của tảng băng” chính là việc phải công khai những tài liệu nhạy cảm liên quan cuộc điều tra của tình báo Mỹ về cuộc khủng bố chấn động ngày 11-9-2001.

Ngày 15-7, chính quyền Tổng thống Obama đã cho phép công bố 28 trang tài liệu từng được 
xếp vào dạng tuyệt mật suốt 15 năm qua.

Đây là những tài liệu bị kiểm duyệt đưa ra khỏi bản báo cáo của Uỷ ban điều tra của Quốc hội Mỹ vào cuối năm 2002.

Qua quyết định công bố tài liệu này, ông Obama muốn dập tắt những tin đồn về chuyện chính quyền Riyadh có dính líu vào vụ khủng bố 11-9. Đọc trong những trang vừa công bố, người ta thấy những thông tin như: “Khi ở trên đất Mỹ, một số tên không tặc vụ 11-9 đã có tiếp xúc hoặc tiếp nhận sự ủng hộ hoặc sự trợ giúp từ những cá nhân có thể có liên quan đến Chính phủ Saudi Arabia”.

Nhưng cũng theo báo cáo này, các cơ quan tình báo Mỹ không thể “xác định được chắc chắn” kiểu quan hệ giữa những kẻ khủng bố với các thành viên cao cấp của Saudi Arabia.

Vào tháng 12-2002, tức hơn một năm sau vụ khủng bố ở Mỹ, hai uỷ ban tình báo của Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã viết chung một bản báo cáo điều tra.

Nhưng tổng thống Mỹ lúc đó George 
W. Bush đã quyết định để lại 28 trang “nhạy cảm”, mà theo thông báo chính thức lúc đó, nhằm “bảo vệ phương pháp điều tra và nguồn tin tình báo”.

Sau đó, ban lãnh đạo ở Washington cũng khá hài lòng với việc Saudi Arabia được minh oan bằng một báo cáo điều tra chính thức khác công bố vào tháng 7-2004 là Bản báo cáo cuối cùng của Uỷ ban quốc gia về các vụ tấn công khủng bố chống lại nước Mỹ.

Uỷ ban 11-9 này đã kết luận rằng “không có bằng chứng nào cho thấy Chính phủ Saudi Arabia, kể cả ở cấp thể chế hay ở cấp cá nhân như quan chức cấp cao, đã tài trợ cho tổ chức al Qaeda để thực hiện các vụ tấn công”.

Hồi tháng 7, Nhà Trắng cũng đã tái khẳng định 28 trang tài liệu được công bố “không làm sáng tỏ được điều gì và cũng không làm thay đổi được những kết luận liên quan trách nhiệm của vụ tấn công ngày 11-9”.

Công chúa Haïfa al-Fayçal, vợ của đại sứ Saudi Arabia tại Mỹ lúc đó là hoàng tử Bandar, từng bị cho là đã nhiều lần chuyển tiền tổng cộng lên đến 73.000 USD, thông qua một nhà ngoại giao Saudi Arabia làm việc tại San Diego (Mỹ), cho hai tên không tặc là Nawaf al-Hazmi và Khalid al-Mihdhar khi chúng mới đặt chân đến Mỹ năm 2000.

Một quan chức Saudi Arabia là Omar al-Bayoumi, làm việc trong ngành hàng không dân dụng trú đóng tại bang California, cũng bị nghi ngờ do có quan hệ với Nawaf và Khalid. Người này từng bị bắt tại Anh chỉ 10 ngày sau vụ tấn công, bị phía Anh và Mỹ thẩm vấn nhưng sau đó được thả.

Sự xói mòn quy tắc miễn trừ quốc gia cũng là mối lo ngại của sáu quốc gia thành viên Hội đồng hợp tác vùng Vịnh, trong đó Saudi Arabia là thành viên quyền lực nhất. Các thành viên còn lại đã đứng về phía Riyadh chỉ trích đạo luật của Mỹ.

NGUYỄN QUÂN