23/12/2024

Cuộc “chơi va chạm” của Trung Quốc trên Biển Đông

Gần đây, giới chuyên gia thế giới đồng loạt lên tiếng về một vũ khí bí mật của Trung Quốc trên Biển Đông, tuy không mới nhưng chưa được các quốc gia xem xét và đánh giá về mức độ nguy hiểm một cách đúng mức.

 LỰC LƯỢNG “QUÂN DÂN BIỂN”:

Cuộc “chơi va chạm” của Trung Quốc trên Biển Đông

Gần đây, giới chuyên gia thế giới đồng loạt lên tiếng về một vũ khí bí mật của Trung Quốc trên Biển Đông, tuy không mới nhưng chưa được các quốc gia xem xét và đánh giá về mức độ nguy hiểm một cách đúng mức. 

 

 

 

 

Cuộc “chơi va chạm” của Trung Quốc trên Biển Đông
Tàu cá Trung Quốc, phía sau là tàu hải cảnh, xâm nhập sâu vùng biển Việt Nam – Ảnh: ĐĂNG NAM

Đây không phải là 
một lực lượng ô hợp, mà hoàn toàn có những tác dụng nhất định trong một thế trận giằng co của Trung Quốc trên Biển Đông

Ông Andrew Erickson

Đó chính là lực lượng “quân dân biển”.

Điều này càng được nhìn nhận thấu đáo, cặn kẽ hơn khi các đồn đoán về việc Trung Quốc sẽ thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Trường Sa, hay thúc đẩy nhanh việc phong toả và xây dựng bãi cạn Scarborough như một phản ứng trên biển sau kết quả của Toà trọng tài cùng với những phản ứng đa dạng khác nhau ở nhiều mặt.

Quân dân biển là một “binh chủng” nằm trong một chiến lược 
biển của Trung Quốc.

Được huấn luyện tinh nhuệ

Trung tuần tháng 4-2015, Trung Quốc đã chính thức mở cửa một cảng cá mới tại Yazhou, tỉnh Hải Nam để các tàu cá hoạt động tại Biển Đông.

Cảng cá Trung tâm vịnh Yazhou – cảng cá lớn nhất tại Hải Nam và gần nhất với quần đảo Trường Sa – bắt đầu các hoạt động vào tháng 4-2015. Cảng này nằm cách quần đảo Hoàng Sa 260km, dài 1.063m và có 11 cầu cảng chức năng, có khả năng neo đậu cho 800 tàu cá và tiềm năng sẽ mở rộng sức chứa lên tới 2.000 tàu.

Theo kế hoạch chính thức, có 468 tàu cá đăng ký tại Sanya (cách vịnh Yazhou 50km về phía Đông) và khoảng 1.000 tàu cá cùng 66 cửa hàng làm đá và các thương nhân đã 
được chuyển tới Yazhou.

Sau tháng 4-2015, hàng ngàn người và tàu biển đã được đăng ký trong lực lượng quân dân biển Trung Quốc. Điều khiến các nhà quan sát lo ngại là một lực lượng tinh nhuệ, chủ yếu từ bốn khu vực: Danzhou, Tanmen, Sanya tại đảo Hải Nam cũng như Tam Sa – thành phố tự trị tại quần đảo Hoàng Sa – được giao trách nhiệm quản lý tất cả các khu vực do Trung Quốc yêu sách tại Biển Đông.

Đây là những lực lượng được huấn luyện để tham gia các cuộc “chơi va chạm” trên Biển Đông – nhận định của GS Andrew Erickson (Học viện Chiến tranh trên biển, Mỹ) trong phiên điều trần của Tiểu ban hải lực thuộc Ủy ban quân lực Hạ viện Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông mới đây.

Tùy theo các góc nhìn khác nhau, các nhà quan sát có thể nghi ngờ về năng lực và hiệu quả của lực lượng quân dân biển này.

Thực tế thì các nguồn từ Trung Quốc – kể cả chính thức hay không chính thức – đều công bố nhiều con số khác nhau. Một số nguồn đăng trên mạng có xu hướng thổi phồng số lượng lẫn sức mạnh hoạt động trên biển của lực lượng này.

Song ông Andrew Erickson cho rằng: “Đây không phải là một lực lượng ô hợp, mà hoàn toàn có những tác dụng nhất định trong một thế trận giằng co của Trung Quốc trên Biển Đông”.

Thực chất là vỏ bọc ngụy trang

Phát biểu tại phiên thảo luận chính sách “Hai tháng sau phán quyết của Tòa trọng tài: Thảo luận một số vấn đề chính sách” ở Đại học KHXH&NV TP.HCM, TS Collin Koh Swee Lean – Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc phòng, Đại học Nanyang, Singapore – nhấn mạnh rằng lực lượng quân dân biển kết hợp cùng quá trình hiện đại hoá các tàu hải giám đang là một thành tố quan trọng đối với năng lực tuần duyên hỗn hợp của Trung Quốc.

Các lực lượng bảo vệ biển này được trang bị nhiều phương tiện, khí tài hiện đại như tàu sân bay, máy bay do thám, máy bay chuyên chở…

Một dẫn chứng thường được đề cập đến là Trung Quốc đã thay thế những khẩu súng ở thế hệ hải giám cũ sang những khẩu súng có tầm bắn xa hơn và chuẩn xác hơn.

Ông Collin Koh Swee Lean nhận định: “Trong hoàn cảnh hiện tại, có vẻ như nhiệm vụ của họ (lực lượng hải giám) không đơn thuần là phòng vệ nữa. Họ cũng có thể được xem là quân đội. Điều đó có ý nghĩa sâu sắc với các nước tranh chấp”.

Khi Trung Quốc sử dụng lực lượng hải giám với nỗi lo rằng ngư dân của họ không được bảo vệ, đó cũng là cách giải thích cho việc cần phải phát triển và hiện đại hoá lực lượng ngư dân biển cho đúng tầm.

Với thế trận “hai kèm một”, Trung Quốc sẽ đưa ra những cảnh báo cứng rắn hơn cho các quốc gia trong và bên ngoài khu vực Biển Đông.

Đây thật sự là một sự đe doạ về an toàn và tự do hàng hải từ góc nhìn của Mỹ. Vì thế chính quyền Washington cần “nêu tên” một cách rõ ràng lực lượng quân dân biển Trung Quốc một cách chính thức trước công luận trong và ngoài nước.

Xét về phương diện nào đó, đây là những “ngư dân” ngụy trang trá hình và được quân sự hoá bằng nhiều hình thức khác nhau. Đó là một trong ba thông điệp chính sách được GS Andrew Erickson đề xuất trong phiên điều trần.

Nhận định về khả năng hợp tác hàng hải Mỹ – ASEAN, TS Collin Koh Swee Lean cho rằng Mỹ sẽ không thể đơn phương can thiệp vào khu vực ASEAN, cũng không thể tự xúc tiến một hành động cụ thể gì trên thực địa, vì các nước không muốn các tranh chấp không cần thiết với Trung Quốc, chưa kể ASEAN cũng 
không đủ nguồn lực.

Vì vậy, nhu cầu chia sẻ thông tin cho tất cả các đồng minh và đối tác về việc duy trì Biển Đông hoà bình và tự do cho tất cả là một vấn đề thiết yếu. Việc công khai h, quốc tế h không phải chỉ nên là những khẩu hiệu bằng ngôn từ, mà cần các hoạt động thiết thực, cụ thể, ngay cả trên thực địa.

Đối phó với một lực lượng quân dân biển trá hình của Trung Quốc là một trong những cách để khởi động quá trình đó.

CÔNG TÂM (từ Washington) – ĐIỂN VY