23/01/2025

Bài toán thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế

Những năm qua, các “đại án” kinh tế xảy ra ngày càng nhiều với thiệt hại từ trăm tỉ đồng đến hàng ngàn tỉ đồng, nhưng thực tế việc thu hồi tài sản để khắc phục hậu quả có khi chưa được số lẻ của thiệt hại.

 

Bài toán thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế

Những năm qua, các “đại án” kinh tế xảy ra ngày càng nhiều với thiệt hại từ trăm tỉ đồng đến hàng ngàn tỉ đồng, nhưng thực tế việc thu hồi tài sản để khắc phục hậu quả có khi chưa được số lẻ của thiệt hại. 




 

HĐXX tuyên buộc Phạm Công Danh phải bồi thường hơn 6.000 tỉ đồng nhưng để thi hành được không phải dễẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Cơ chế pháp luật có nên thay đổi về cấu thành tội phạm, thu hồi tài sản đối với loại tội danh này để có được kết quả thu hồi tài sản tốt nhất?
Bài toán thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Tài sản tham nhũng thu hồi được chưa đầy 8%

Tổng số tiền bị thiệt hại của các vụ án tham nhũng lên đến 59.750 tỉ đồng, trên 400 ha đất. Trong số này, các cơ quan chức năng đã thu hồi là 4.676,6 tỉ đồng, tức chưa đầy 8% và trên 219 ha đất.


Có lẽ không ai quên được vụ án Epco – Minh Phụng, một trong những vụ án kinh tế nổi tiếng nhất của VN ở thập niên 1990. Vụ án đã khiến nhiều “đại gia” có tiếng và cán bộ ngân hàng phải vào tù, thậm chí nhận án tử hình do những sai phạm trong quản lý tài chính, vi phạm quản lý nhà nước, gây thiệt hại gần 6.000 tỉ đồng cho các ngân hàng và một số bên liên quan.
Đến giai đoạn 2014, lịch sử ngân hàng VN lại “lưu danh” Huỳnh Thị Huyền Như (Phó phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công thương VN – VietinBank chi nhánh TP.HCM, quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ) đã chiếm đoạt gần 5.000 tỉ đồng của 9 công ty, 4 ngân hàng, 3 cá nhân. Đến cuối tháng 12.2014, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã tuyên buộc Như án chung thân về 2 tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “làm giả con dấu của cơ quan tổ chức”. Về phần dân sự, toà tuyên Như và một số bị cáo khác bồi thường hơn 14.000 tỉ đồng.
Song song với “đại án” Huỳnh Thị Huyền Như, vụ án Nguyễn Đức Kiên (“bầu” Kiên, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB) và các cựu lãnh đạo Ngân hàng ACB cũng gây chấn động dư luận khi ông Kiên cùng đồng phạm gây thiệt hại cho ACB gần 2.000 tỉ đồng. Trong vụ án này, ông Kiên cũng phải nhận hình phạt 30 năm tù cho 4 tội danh và tổng số tiền phải thu hồi trong vụ án là 100 tỉ 146 triệu đồng.
Trầy trật thu hồi chưa được một nửa
Liên quan đến dân sự trong các vụ án hình sự là “đại án” nêu trên, các bị cáo phải bồi thường cho các bên liên quan hoặc phải nộp một khoản tiền lớn cho nhà nước để sung công quỹ. Nhưng không phải án tuyên xong rồi là có thể thi hành được. Và cho đến nay cả 3 “đại án” trên chưa vụ nào có thể thi hành ánxong phần dân sự.
Về vụ án Epco – Minh Phụng, một vụ án kết thúc ở thập niên 1990 và ai từng quan tâm đến vụ án này cũng không quên câu chuyện quá trình thi hành án đã khiến một chấp hành viên phải ngồi tù, một lãnh đạo khác cũng liên quan về hành vi thiếu trách nhiệm nhưng được miễn trách nhiệm hình sự. Sau gần 16 năm tổ chức thi hành án, vẫn còn hơn 2.000/6.000 tỉ đồng chưa được thi hành án xong. Dù trước đó, tổng số nợ theo các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh hoặc khoản nợ vay khác của 6 ngân hàng đã được HĐXX cấn trừ bằng giá trị tài sản thế chấp trên 2.232 tỉ đồng.
Đến “đại án” Huỳnh Thị Huyền Như, trong số tiền phải thi hành án hơn 14.000 tỉ đồng, thì có khoảng 11.080 tỉ đồng t buộc sung công quỹ nhà nước vì đây là số tiền thực hiện tội phạm và thu lợi bất chính của vụ án; tiền bồi thường cho các ngân hàng, tổ chức, cá nhân là hơn 2.907 tỉ đồng; án phí phải nộp là gần 3,5 tỉ đồng. Nhưng đến nay chỉ mới thi hành xong phần tiền án phí; còn lại, chỉ mới thi hành sung công quỹ nhà nước gần 164 trong số 11.080 tỉ đồng, hơn 80 trong số 2.907 tỉ đồng tiền bồi thường cho các ngân hàng, tổ chức, cá nhân. Đó là những con số rất khiêm tốn và trong hầu hết các cuộc họp của Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) hoặc Cục Thi hành án dân sự TP.HCM, các cơ quan này cho biết để thi hành xong phần dân sự trong các vụ án kinh tế có thiệt hại lớn là rất khó và cần có thời gian lâu dài.
Đối với vụ án Nguyễn Đức Kiên, dù số tiền thu hồi có vẻ nhỏ hơn so với các “đại án” kinh tế khác nhưng theo Tổng cục Thi hành án dân sự thì đến nay vẫn còn gần 24 tỉ đồng trong 100 tỉ 146 triệu đồng chưa được thi hành án xong, do đang có khiếu nại của ngân hàng trong việc khấu trừ tiền trong tài khoản của bên liên quan để thi hành án.
Trong tháng 8 – 9.2016, TAND TP.HCM đã xét xử sơ thẩm vụ án “cố ý làm trái…” và “vi phạm quy định cho vay…” đối với bị cáo Phạm Công Danh cùng 35 đồng phạm gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Xây dựng VN (VNCB) hơn 9.000 tỉ đồng. Theo cáo trạng của Viện kiểm sát thì Danh phải đối diện mức án 30 năm tù, đồng thời bị cáo và Tập đoàn Thiên Thanh phải liên đới bồi thường toàn bộ thiệt hại với số tiền gốc và lãi trên 9.000 tỉ đồng.
Quá trình điều tra xét xử, bị cáo Danh và gia đình đã xin cơ quan thẩm quyền được chọn, thoả thuận với một đối tác mua một số tài sản với giá tốt hơn giá thẩm định của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự; tích cực cộng tác và yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng truy hồi toàn bộ số tiền là vật chứng và dòng tiền đi bất hợp pháp của vụ án để đối trừ nhằm khắc phục hậu quả. Tòa sơ thẩm đã chấp nhận một phần yêu cầu trên, đã có hơn 6.500 tỉ đồng trên tổng số 9.000 tỉ đồng được tuyên thu hồi. Phần lớn thiệt hại của vụ án đã được khắc phục.
Với một số khoản tiền không được toà sơ thẩm chấp nhận liên quan nhóm bà Trần Ngọc Bích, nhóm cổ đông cũ do bà Hứa Thị Phấn đại diện, bị cáo Danh tiếp tục kháng cáo lên phúc thẩm.


Phan Thương