23/12/2024

Dịch vụ 
trên trời rơi xuống: Đề phòng nhà mạng “móc túi”

Không chỉ Sam Media “ăn” của người tiêu dùng 230 tỉ đồng mà hiện nay rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang kiếm bộn tiền nhờ những tin nhắn quảng cáo và bị khách hàng phản ứng.

 

Dịch vụ 
trên trời rơi xuống: Đề phòng nhà mạng “móc túi” 

Không chỉ Sam Media “ăn” của người tiêu dùng 230 tỉ đồng mà hiện nay rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang kiếm bộn tiền nhờ những tin nhắn quảng cáo và bị khách hàng phản ứng.

 

 

 

Dịch vụ 
trên trời rơi xuống: Đề phòng nhà mạng “móc túi” 
Thuê bao trả trước MobiFone thường xuyên phải nhận quảng cáo từ chính nhà mạng này – Ảnh: GIA TIẾN

Các nhà mạng đang trực tiếp hoặc ký kết với đối tác gửi tin nhắn mời tham gia các dịch vụ. Không ít người tiêu dùng tưởng tin khuyến mãi đã bị trừ tiền.

Người dùng điện thoại đang bị “thập diện mai phục” bởi các dịch vụ giá trị gia tăng đang ngày đêm rình rập “móc túi” họ.

Dịch vụ 
trên trời rơi xuống!

Bức xúc vì cho rằng tự nhiên bị nhà mạng trừ tiền, chị Võ Thị Hoàn (Q.Bình Tân, TP.HCM) khẳng định MobiFone tự ý gửi tin nhắn thông báo vệ sinh an toàn thực phẩm vào điện thoại của chị, sau đó mỗi ngày trừ 2.000 đồng.

“Tôi phải khiếu nại MobiFone mới chịu huỷ dịch vụ” – chị Hoàn phản ảnh. 

Trả lời Tuổi Trẻ, đại diện MobiFone cho biết: “Khách hàng đã đăng ký dịch vụ mCare qua wapsite.

Sau khi đăng ký thành công, hệ thống có gửi tin nhắn thông báo qua hệ thống: “Chúc mừng bạn đã đăng ký thành công gói ngày An toàn thực phẩm của mCare. Nội dung sẽ được gửi đến bạn hằng ngày, giá 2.000 đồng/ngày”…

Tuy nhiên, chị Hoàn khẳng định Mobifone đã tự động thông báo dịch vụ đã đăng ký thành công chứ chị không hề chủ động.

Thực tế, có rất nhiều khách hàng không hề biết thuê bao điện thoại của mình đang sử dụng dịch vụ gì. Chỉ đến khi bị trừ tiền nhiều, gọi đến tổng đài mới “tá hoả” trước những dịch vụ từ “trên trời rơi xuống”.

Bà Nguyễn Thị Danh (64 tuổi, ngụ Thủ Đức) cho biết mình không hề biết và cũng chẳng đăng ký kích hoạt đấu giá, đố vui nào, thế nhưng Vinaphone đều đặn trừ cước 190.000 đồng/tháng. Bà Danh đi khiếu nại thì chỉ được giảm 50% vì lỗi bà đã đăng ký dịch vụ.

Nhiều bạn đọc phản ảnh liên tục nhận được tin nhắn quảng cáo từ MobiFone mời sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng với nội dung rất hấp dẫn.

Với các kiểu nhắn trên, phần miễn phí đập vào mắt, phần cước phí thường phải làm động tác kéo màn hình xuống mới xem được nên nhiều người vội vã đã bị trừ tiền mà không biết.

Phòng ngừa 
như thế nào?

Một dịch vụ giá trị gia tăng được đăng ký cho một thuê bao di động bằng nhiều cách khác nhau: người dùng chủ động nhắn tin đăng ký, người dùng bị lừa nhắn tin đăng ký thông qua các mẩu quảng cáo, điện thoại thông minh bị nhiễm mã độc và mã độc này âm thầm nhắn tin đăng ký sử dụng dịch vụ, khuyến mãi trước, áp đặt sau…

Trường hợp người dùng chủ động nhắn tin đăng ký thường là nhờ các tin nhắn quảng cáo từ công ty cung cấp dịch vụ hoặc chính nhà mạng. Người dùng có nhu cầu hoặc thấy nội dung hấp dẫn sẽ đăng ký sử dụng dịch vụ.

Trường hợp người dùng bị lừa nhắn tin đăng ký khi truy cập mạng là do các mẩu quảng cáo xuất hiện bất ngờ trong quá trình duyệt web khiến người dùng kích chuột hoặc chạm tay (trên điện thoại thông minh) kích hoạt đăng ký sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng được cài đặt theo mẩu quảng cáo.

Trường hợp mã độc vốn đã được các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo từ nhiều năm nay, điện thoại thông minh hoàn toàn có thể bị nhiễm mã độc trong quá trình kết nối Internet.

Các mã độc này có thể có chức năng điều khiển điện thoại nhắn tin đến một đầu số đã được lập trình sẵn để đăng ký dịch vụ mà người dùng không hề hay biết.

Những trường hợp khuyến mãi trước, áp đặt sau đã được nêu ở các ví dụ nêu trên, thuê bao điện thoại bỗng dưng nhận được thông báo đã đăng ký thành công sử dụng dịch vụ thông qua một chương trình khuyến mãi có thời hạn nào đó, đến khi hết khuyến mãi, thuê bao bị trừ phí một cách âm thầm.

Có nhiều biện pháp để thuê bao điện thoại tự bảo vệ mình khỏi bị “móc túi” bởi các dịch vụ di động, tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là ý thức cảnh giác của người dùng.

Với các tin nhắn quảng cáo từ nhà mạng, hãy đọc kỹ nội dung tin thay vì chỉ nhìn thấy mỗi chữ miễn phí là đã vội nhắn tin đăng ký.

Với điện thoại thông minh, người dùng phải hết sức cẩn thận trong quá trình truy cập mạng, cài đặt ứng dụng bởi quảng cáo, mã độc… luôn rình rập người dùng bất kỳ lúc nào.

Cần có trọng tài

Điều trớ trêu đối với người sử dụng điện thoại ở VN là khi đi khiếu nại, nhà mạng vừa là “bị đơn” nhưng cũng chính là “trọng tài” phán xét. Vì vậy, trong hầu hết các trả lời khiếu nại của bạn đọc với Tuổi Trẻ, các nhà mạng đều công bố ngày giờ đăng ký sử dụng dịch vụ của người dùng.

Thế nhưng, người dùng lại không biết làm thế nào để chứng minh mình không hề đăng ký. Trong khi đó, tin nhắn “rác”, cuộc gọi “rác” vẫn “khủng bố” họ không ngừng nghỉ. Thuê bao di động hiện nay chỉ biết ngậm ngùi “sống chung với lũ”!

Trước các tin nhắn mời tham gia dịch vụ có thu phí dễ gây nhầm lẫn ngày càng nhiều, những người mất tiền đều cho rằng Nhà nước cần có biện pháp quản lý tốt hơn, ví dụ yêu cầu phải ghi rõ “tham gia dịch vụ này sẽ bị thu phí” ngay từ đầu tin nhắn…

Bên cạnh đó, cần có cơ chế trọng tài phân xử thay vì tự nhà mạng đứng ra “xử”.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển đề nghị với các trường hợp cố tình gây nhầm lẫn, do nhà mạng được ăn chia tỉ lệ lớn số tiền thu được, cơ quan nhà nước thấy người tiêu dùng bị lừa và cần truy thu (như trường hợp Sam Media) thì nhà mạng phải là đối tượng bị truy thu trước tiên.

Tự kiểm tra

Hiện nay các nhà mạng đều có cung cấp công cụ cho phép thuê bao tự kiểm tra xem số điện thoại của mình đang sử dụng những dịch vụ mạng nào.

Cụ thể với mạng Viettel, thuê bao soạn tin nhắn TC gửi 1228; thuê bao MobiFone soạn tin KT gửi 994; thuê bao Vinaphone soạn tin TK gửi 123.

Nội dung tin trả lời sẽ cho biết thuê bao đang sử dụng những dịch vụ nào. Từ đó, người dùng có thể biết và hủy dịch vụ mình không muốn sử dụng.

ĐỨC THIỆN