23/01/2025

​Nỗi lo về gia vị, phụ gia “ba không”

Dù chưa được xét nghiệm nên không biết trong hạt nêm “ba không” có thành phần gì, nhưng khẳng định nguyên liệu tốt thì không ai đi sản xuất “ba không”. Họ phải dùng những nguyên liệu quá đát, cận đát, không đạt chất lượng để sản xuất.

 

​Nỗi lo về gia vị, phụ gia “ba không”

Dù chưa được xét nghiệm nên không biết trong hạt nêm “ba không” có thành phần gì, nhưng khẳng định nguyên liệu tốt thì không ai đi sản xuất “ba không”. Họ phải dùng những nguyên liệu quá đát, cận đát, không đạt chất lượng để sản xuất.

 

 

 

​Nỗi lo về gia vị, phụ gia “ba không”
Buổi toạ đàm “Giải pháp ngăn chặn gia vị, phụ gia thực phẩm trôi nổi” tại báo Tuổi Trẻsáng 27-9 – Ảnh: HỮU KHOA

Đó là ý kiến BS Trần Văn Ký – Hội khoa học kĩ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam đưa ra trong buổi tọa đàm “ Giải pháp ngăn chặn gia vị, phụ gia thực phẩm trôi nổi” do báo Tuổi Trẻ thực hiện vào sáng 27-9.

​Nỗi lo về gia vị, phụ gia “ba không”
Ông Đỗ Văn Dũng – Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ (bìa phải)tặng hoa cho các vị khách mời trong buổi toạ đàm – Ảnh: HỮU KHOA

Mối nguy hại từ gia vị, phụ gia “ba không”

BS Ký phân tích thực trạng về việc sử dụng phụ gia hiện nay như trộn nhiều thứ phụ gia thành một chất. Ví dụ nếu cho 10mg một chất phụ gia vào, trộn không đều, nơi ít phụ gia bị nhiễm khuẩn, hư hỏng, còn nếu cho nhiều thì vi phạm.

Do vậy, người ta cộng ba chất cùng công dụng vào để bảo quản, vị trí nào cũng ít nhất 10mg. Nếu tính mỗi thứ 10mg, ba cái cộng lại là 30mg thì không phạm luật, còn dùng một loại là 11mg thì phạm luật. Đây là kẽ hở của quản lí nhà nước.

Ngoài ra, khi các chất cộng lại với nhau có phản ứng hoá học gì xảy ra, nó tương tác tạo ra chất gì, không ai biết được, và cũng chưa có công trình nghiên cứu nào.

​Nỗi lo về gia vị, phụ gia “ba không”
Bác sĩ Dương Thị Kim Loan – Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM – Ảnh: HỮU KHOA

BS Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Thống Nhất, cảnh báo những phụ gia không rõ nguồn gốc, cụ thể là phụ gia ba không, được sản xuất với quy trình không đảm bảo, không được kiểm tra, giám sát quy chuẩn có thể chứa những thành phần có hại cho sức khoẻ.

Cụ thể là tác động trên đường tiêu hoá, từ đó tác động đến hệ miễn dịch cơ thể. Thông thường, quy trình thủ công, dễ bị ẩm, là mồi tấn công cho vi khuẩn.

​Nỗi lo về gia vị, phụ gia “ba không”
Bác sĩ Trần Văn Ký – Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam – Ảnh: HỮU KHOA

BS Ký cũng khẳng định: “Hoá chất không đạt chất lượng chắc chắn là kim loại nặng. H chất tinh khiết thì kim loại nặng phải đạt chuẩn, tức là bằng 0 hoặc dưới ngưỡng cho phép. Hơn nữa, sản xuất trong ẩm mốc thì sinh ra độc tố nấm mốc.

Người tiêu dùng nghĩ rằng cho hạt nêm vào nước sôi thì vi trùng chết nhưng nấm mốc phát triển, độc tố sinh ra phải 1000 độ C mới bị phá huỷ, còn sôi 100 độ C thì vẫn nguyên. Độc tố nấm mốc và kim loại nặng, chủ yếu gây ung thư. Như vậy, mỗi ngày ăn đều đều thì chắc chắn là rút ngắn tuổi thọ”.

​Nỗi lo về gia vị, phụ gia “ba không”
TS.BS Lâm Vĩnh Niên – Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM – Ảnh: HỮU KHOA

TS.BS Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM lưu ý phụ gia có rất ít và gần như không có vai trò dinh dưỡng, mục đích đưa phụ gia vào cũng không phải nhằm tăng cường dinh dưỡng lên, và phụ gia không được xem là thực phẩm hay một thành phần thực phẩm.

Chất phụ gia đáp ứng yêu cầu trong sản xuất chế biến, xử lí đóng gói, giúp phù hợp với sở thích, nhu cầu người sử dụng, tăng sức hấp dẫn thực phẩm lên và có thể bảo đảm kéo dài thời gian sử dụng. Trong đó, ba nhóm phổ biến nhất là chất bảo quản, chất tạo màu và chất tạo vị.

​Nỗi lo về gia vị, phụ gia “ba không”
Ông Nguyễn Trung Bính – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM – Ảnh: HỮU KHOA

Không có tiêu chuẩn định hướng để xét nghiệm

Tại buổi toạ đàm, ông Nguyễn Trung Bính, Phó chi cục trưởng Chi cục quản lí thị trường TP.HCM cho biết, tình hình diễn biến kinh doanh sản phẩm không đảm bảo chất lượng và hàng h nhập lậu rất phức tạp.

Trong 9 tháng đầu năm nay, công tác kiểm tra giám sát, xử phạt 3.750 vụ vi phạm. Riêng an toàn thực phẩm, kiểm tra trên 510 công ty, cửa hàng, cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong đó, có nhiều loại phụ gia thực phẩm như đường cát nhập lậu, bột ngọt sản xuất giả.

Có những vụ lớn như xử phạt công ty sản xuất bột ngọt giả, không đảm bảo về mặt xuất xứ trên 160 triệu đồng, triệt phá đường dây nhập lậu không h đơn chứng từ.

Trước thực trạng chợ Kim Biên bán phụ gia, nhu cầu người mua cần mua với trọng lượng khác nhau nên người bán sang chiết để bán, ông Bính cho rằng nhà sản xuất phải tính toán đóng gói sao cho phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng vừa mua, không cần sang chiết, hoặc cách thức sang chiết như thế nào để đảm bảo về mặt quy chuẩn.

“Bản thân “ba không” là không được phép lưu hành. Khi kiểm tra, nếu vi phạm thì xử lí, tiêu hủy hàng tịch thu. Còn phải biết có chất gì thì mới xét nghiệm tìm chất đó, nhưng chúng ta không có định hướng nào, tiêu chuẩn nào để xét nghiệm”- ông Bính cho hay.

Ông Phan Thanh Bình, đại diện chi cục ATVSTP TP.HCM cũng cho biết vừa rồi chi cục có phạt một số nơi vì sử dụng  phụ gia, gia vị không đúng như công bố và không đúng tiêu chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên chưa gặp trường hợp cộng dồn các chất.

Khi kiểm tra chất lượng sản phẩm các cơ sở đưa sản phẩm ra thị trường, phải công bố những tiêu chuẩn thành phần phụ gia đều phải đúng theo tiêu chuẩn Việt Nam.

BS Ký cũng cho rằng, hạt nêm “ba không” phát triển là do người ta phải “giải quyết” những sản phẩm, nguyên liệu để sản xuất hạt nêm tồn đọng, quá hạn sử dụng. Có thể được sản xuất ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam, do thị trường Việt Nam dễ nhập lậu nên dễ tràn vào, cuối cùng là người dân chịu.

Có thể chất lượng, độ ngọt, vị thì đạt yêu cầu , mục đích sử dụng đạt yêu cầu nhưng chất độc trong đó, nấm mốc, kim loại nặng rất nhiều.

BS Loan khuyến cáo người tiêu dùng nên chọn sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, kiểm định, thương hiệu đã được đăng kí có uy tín trên thị trường và chọn gia vị theo quy định của Bộ Y tế về loại gia vị, phụ gia và liều lượng để đảm bảo.

THÙY DƯƠNG – NGỌC LOAN