24/12/2024

Châu Âu & lộ trình 6 tháng 
cho tình trạng nguy kịch

Nhận định Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt với “tình hình nghiêm trọng”, lãnh đạo 27 quốc gia EU đã bàn và thống nhất những giải pháp chuẩn bị cho một EU tốt hơn thời kỳ hậu Brexit.

 

Châu Âu & lộ trình 6 tháng 
cho tình trạng nguy kịch

Nhận định Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt với “tình hình nghiêm trọng”, lãnh đạo 27 quốc gia EU đã bàn và thống nhất những giải pháp chuẩn bị cho một EU tốt hơn thời kỳ hậu Brexit.

 

 

 

Châu Âu & lộ trình 6 tháng 
cho tình trạng nguy kịch
Từ trái sang: Thủ tướng Malta Joseph Muscat, Thủ tướng Hungary Viktor Orban, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Áo Christian Kern thảo luận bên lề hội nghị thượng đỉnh tại Bratislava, Slovakia – Ảnh: Reuters

Chúng ta đang trong tình trạng nguy kịch. Chúng ta cần hành động để mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn

Thủ tướng Đức Angela Merkel

Hội nghị thượng đỉnh EU tại Bratislava, Slovakia hôm 16-9 là hội nghị đầu tiên từ thời chiến tranh lạnh mà không có sự tham dự đầy đủ của các nước thành viên (vắng Thủ tướng Anh Theresa May).

Lộ trình 6 tháng

Sau một ngày nhóm họp tại lâu đài Bratislava nhìn ra sông Danube, các nhà lãnh đạo EU đã ra tuyên bố chung thể hiện quyết tâm của khối trong việc đối mặt với những thách thức đang khiến EU rơi vào khủng hoảng.

Theo AFP, các nhà lãnh đạo đã nhất trí về một “lộ trình” 6 tháng cho vấn đề nhập cư, chống khủng bố, quốc phòng và kinh tế. Các 
lãnh đạo sẽ thông qua lộ trình này vào tháng 3-2017 tại Rome nhằm kỷ niệm 60 năm hiệp ước thành lập EU.

“Đức và Pháp sẽ đóng vai trò quan trọng trong những tháng tới để khiến lộ trình này thành công” – Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố.

Bà Merkel cũng nhấn mạnh rằng EU đang đối mặt với “tình hình nghiêm trọng” và bà, trên cương vị là nhà lãnh đạo của nền kinh tế lớn nhất EU, cũng đang không được lòng dân Đức vì năm ngoái đã dang tay chào đón gần 1 triệu người tị nạn.

Thống nhất với bà Merkel, Tổng thống Pháp François Hollande khẳng định Pháp và Đức sẽ “tiếp tục làm việc cùng nhau để có thể đưa ra những biện pháp cụ thể”.

Pháp và Đức đã thống nhất về một kế hoạch phòng thủ chung trong thời gian diễn ra hội nghị. Đây là một dấu hiệu cho thấy hai ông lớn của EU muốn đi đầu trong công cuộc xây dựng lại niềm tin trong khối sau quyết định gây sốc của Vương quốc Anh.

Ngoài ra, các lãnh đạo của khối cũng cam kết tăng cường bảo vệ biên giới Bulgaria với Thổ Nhĩ Kỳ, tăng cường hợp tác an ninh, phát triển một quỹ đầu tư châu Âu để đẩy mạnh tăng trưởng và tạo 
việc làm.

Chia rẽ về vấn đề 
nhập cư

Cuộc họp giữa 27 lãnh đạo EU tại Bratislava thực chất là một hội nghị “không chính thức” bởi tất cả các cuộc họp của khối vẫn phải bao gồm Anh cho đến khi nước này chính thức rời khỏi EU.

Sở dĩ có hội nghị này là vì các lãnh đạo trong khối muốn khôi phục niềm tin của người dân EU trước cuộc khủng hoảng về sự tồn tại của khối.

Tuy nhiên, ngay sau khi hội nghị kết thúc, theo Reuters, một số lãnh đạo trong khối, bao gồm Thủ tướng Ý Matteo Renzi và Thủ tướng Hungary Viktor Orban, đã phá vỡ sự thống nhất của hội nghị khi nhấn mạnh rằng sự chia rẽ vẫn tồn tại trong khối sau nhiều năm khủng hoảng kinh tế, làn sóng nhập cư ồ ạt và một loạt cuộc tấn công khủng bố của các phiến quân thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

“Tôi không hài lòng với các kết luận của hội nghị thượng đỉnh về tăng trưởng hay về vấn đề nhập cư” – ông Renzi nói.

Còn ông Orban thì chỉ trích bà Merkel vì đã từ chối đồng ý về mức trần cụ thể về số lượng người nhập cư vào châu Âu, gọi lập trường chào đón người tị nạn của thủ tướng Đức là “sự tự huỷ hoại và ngây thơ”.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk hi vọng có thể thấy người dân châu Âu thể hiện tinh thần đoàn kết và thống nhất sau sự ra đi của Anh, mong muốn khôi phục sự ổn định và sự tin tưởng đối với EU để giải quyết vấn đề nhập cư và cuộc khủng hoảng đồng euro.

Ông Tusk cũng cảnh báo các nhà lãnh đạo EU cần “có đánh giá đúng mức và trung thực về tình hình” hiện nay ở châu Âu.

Tuy nhiên, giới quan sát nhận định sẽ khó có thể tiến hành bất kỳ cải cách nào trong khối cho đến cuối năm 2017 vì đây là thời điểm mà Hà Lan, Pháp và Đức tổ chức bầu cử. Sau đó cũng không rõ liệu Pháp và Đức có thể vượt qua được những khác biệt trong chính sách kinh tế hay không.

Có thể bắt đầu Brexit từ đầu năm sau

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết Anh có thể chính thức bắt đầu quá trình rời EU vào đầu năm 2017.

“Thủ tướng Theresa May rất cởi mở và chân thành với tôi. Bà tuyên bố gần như không thể khởi động điều 50 (về việc rời khỏi EU – PV) năm nay nhưng rất có thể sẽ thực hiện vào tháng 1 hoặc tháng 2 năm sau” – ông Tusk nói tại Hội nghị thượng đỉnh EU không chính thức ngày 16-9.

ANH THƯ