25/12/2024

Ảnh đẹp mang tiếng xấu vì… thể lệ cuộc thi

Giới nhiếp ảnh hai ngày qua lại xôn xao sau khi tác giả một bức ảnh sử dụng kỹ thuật chắp ghép và đoạt giải cao liên hoan khu vực đã xin rút ngay trước giờ trao thưởng.

 

Ảnh đẹp mang tiếng xấu vì… thể lệ cuộc thi

Giới nhiếp ảnh hai ngày qua lại xôn xao sau khi tác giả một bức ảnh sử dụng kỹ thuật chắp ghép và đoạt giải cao liên hoan khu vực đã xin rút ngay trước giờ trao thưởng.




Tác phẩm 'Ấm no ở vùng cao' của Vũ Chiến bị cho là chắp ghép thêm vịt, chó

Tác phẩm ‘Ấm no ở vùng cao’ của Vũ Chiến bị cho là chắp ghép thêm vịt, chó

Đó là bức Ấm no ở vùng cao của nhà nhiếp ảnh Vũ Chiến (Yên Bái), được ban giám khảo trao một trong 2 huy chương vàng của Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía bắc lần thứ 16 – năm 2016.
“Khoảnh khắc đắt giá” + chó và vịt


Ảnh đẹp mang tiếng xấu vì... thể lệ cuộc thi - ảnh 1 Tôi ủng hộ việc Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN trong việc tìm lại giá trị gốc của nhiếp ảnh là ghi nhận hiện thực, nhưng cũng đề nghị mở ra những sân chơi mới cho anh em nhiếp ảnh có đất thể hiện đam mê và sáng tạo

Ảnh đẹp mang tiếng xấu vì... thể lệ cuộc thi - ảnh 2

Hoạ sĩ Đoàn Thị Thu Hương - nguyên Phó cục trưởng Cục Mỹ thuật – Triển lãm và Nhiếp ảnh, Bộ VH-TT-DL

Ảnh chụp một hiên nhà người Mông, trên có bắp ngô tết thành chùm, dưới là hai người phụ nữ dỡ một gùi ngô, trước mặt là đàn vịt béo, góc dưới bên phải có một chú chó đang nằm. Trên trang cá nhân, một thành viên ban giám khảo khen bức ảnh: “Rất tốt, rất nhân văn, tác giả đã nhìn thấy và chộp được khoảnh khắc đắt giá này, một khoảnh khắc khó có thể chụp lại được và đây là bức ảnh xứng đáng giành giải cao nhất”.

Tuy nhiên, ngay sau khi kết quả chấm ảnh được công bố ngày 7.9, một số người phát hiện Ấm no ở vùng cao đã được can thiệp: chú chó và một trong 6 chú vịt đã được ghép thêm vào ảnh gốc. Áp lực dư luận lớn đến mức sáng 8.9, tác giả bức ảnh đã từ chối nhận huy chương vàng trong lễ trao giải tại TP.Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), trong khi vị giám khảo kể trên đã xoá lời khen của mình trên trang cá nhân.
Sự việc nhắc người yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh nhớ lại những ồn ào quanh bức ảnh Vì thành phố xanh sạch đẹp đoạt huy chương bạc cuộc thi ảnh Ấn tượng Hà Nội, được đem ra triển lãm hồi tháng 7 vừa qua. Ảnh ghi lại cảnh 3 nữ công nhân chăm hoa ở đài phun nước bên hồ Gươm (Hà Nội), trong đó một nữ công nhân bị phát hiện là đã được ghép vào. Bức ảnh Họa sĩ Phan Kế An của Nguyễn Đắc Như – lẽ ra đã đoạt huy chương vàng cuộc thi – bị huỷ giải thưởng do dư luận tố là “chắp ghép thô thiển”.
Xem lại thể lệ các cuộc thi


Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Khánh, 
Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN, thừa nhận: “Thú thực là chúng tôi cũng lúng túng, giải pháp tháo gỡ là cố gắng hạn chế những bức ảnh có chắp ghép được vào triển lãm, nhất là vào giải”. Ông cho biết quy định này sẽ được xoá bỏ trong thời gian tới và “Ảnh nghệ thuật VN sẽ đảm bảo tính chân thực của nhiếp ảnh. Những ai thích chắp ghép sẽ được chơi trong các cuộc thi tổ chức riêng” – ông nói.

Ông Lại Diễn Đàm, thành viên Ban giám khảo Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía bắc lần thứ 16, cho biết ngay trong buổi hội thảo diễn ra sau lễ trao giải, đã có nhiều ý kiến đề nghị xem xét lại thể lệ của các cuộc thi, liên hoan ảnh của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN. Điểm mấu chốt khiến các cuộc thi, liên hoan ảnh gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ảnh chắp ghép gây tranh cãi nhưng rất khó phân xử đúng sai nằm ở một câu trong thể lệ cuộc thi ảnh, liên hoan, đó là: “Chấp nhận các tác phẩm được xử lý bởi các thủ pháp kỹ thuật, nhưng không được chắp ghép làm sai lệch hiện thực”.

Từ TP.Đà Nẵng, nhà nhiếp ảnh Nguyễn Công Hưng cho rằng thể lệ này “giống một cái thòng lọng do các ban tổ chức cuộc thi, liên hoan ảnh đặt ra để chính ban tổ chức, ban giám khảo lẫn người chụp ảnh đều phải chui đầu vào và mang tiếng xấu”. Theo một nhà nhiếp ảnh ở TP.Hải Phòng, ở VN chưa từng có một quy định thế nào là “chắp ghép làm sai lệch hiện thực”, thậm chí có người còn cho rằng nếu chắp ghép theo kiểu cho học sinh ngồi lên bàn, thay vì ghế mới là “sai sự thật”. Trong thực tế, ban tổ chức, ban giám khảo một số cuộc thi ảnh phải “xử” các bức ảnh có chắp ghép theo cảm tính.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Anh Tuấn, một người thường xuyên tham gia chấm ảnh, cho biết nhiều người thi ảnh dựa vào quy định kể trên để “cãi” về các bức ảnh chắp ghép của mình. “Tôi đã nhiều lần kiến nghị bỏ hẳn câu này đi, vì đã thêm vào bớt ra thì kiểu gì cũng là sai sự thật. Tác giả nào lý sự một tí là họ làm lôi thôi, giải thích rất mệt”, ông Tuấn nói và cho rằng đã “thêm vào bớt ra” thì kiểu gì cũng sai, bởi vậy, một bộ thể lệ thi ảnh chặt chẽ là cần thiết.
Đề nghị mở ra những sân chơi mới
Họa sĩ Đoàn Thị Thu Hương – nguyên Phó cục trưởng Cục Mỹ thuật – Triển lãm và Nhiếp ảnh, Bộ VH-TT-DL kể: “Năm 2012, cơ quan chúng tôi có tổ chức một cuộc thi toàn quốc về ảnh ý tưởng, trong đó cho thoải mái dàn dựng, chắp ghép, làm sao ra được một tác phẩm nhiếp ảnh có ý tưởng, tư tưởng thì thôi. Lúc đầu, một số bạn tỏ ra hoài nghi, cho rằng đó là việc làm mất đi bản chất của nhiếp ảnh. Tuy nhiên, khi tổ chức, triển lãm, trao giải xong thì ai cũng thấy hay”.
Bà Hương thẳng thắn: “Tôi ủng hộ việc Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN trong việc tìm lại giá trị gốc của nhiếp ảnh là ghi nhận hiện thực, nhưng cũng đề nghị mở ra những sân chơi mới cho anh em nhiếp ảnh có đất thể hiện đam mê và sáng tạo. Chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ và những ý tưởng mới, hãy để những phần mềm tuyệt vời như Photoshop mang đến cho công chúng những bức ảnh chắp ghép sáng tạo, có thể chuyển tải ý tưởng, tình cảm, triết lý của tác giả”.

Kỳ Văn