24/12/2024

Nông nghiệp khó làm ăn lớn vì… thiếu đất

Nông dân bỏ ruộng nhưng doanh nghiệp không có đất để sản xuất lớn là nghịch lý mà cả giới doanh nhân, chuyên gia và nhà quản lý đều nhận thấy cần phá bỏ để nông nghiệp VN có thể bứt lên.

 

Nông nghiệp khó làm ăn lớn vì… thiếu đất

Nông dân bỏ ruộng nhưng doanh nghiệp không có đất để sản xuất lớn là nghịch lý mà cả giới doanh nhân, chuyên gia và nhà quản lý đều nhận thấy cần phá bỏ để nông nghiệp VN có thể bứt lên.




Muốn đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cần phải có cánh đồng lớn /// Ảnh: Công Hân

 

Muốn đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cần phải có cánh đồng lớnẢNH: CÔNG HÂN

Nội dung trên được thảo luận rất nhiều tại diễn đàn “Phát triển doanh nghiệp (DN) nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới”, do Ban Kinh tế T.Ư cùng Bộ NN-PTNT tổ chức hôm qua (8.9).
Phải tích tụ đất đai
“Nếu tôi nhìn những cánh đồng bằng con mắt của một hoạ sĩ thì thật thích thú. Cùng một cánh đồng lúa mà chỗ này thì vàng ươm, chỗ kia xanh, chỗ nọ lại màu khác”, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế T.Ư Nguyễn Văn Bình, đã ví von rất lãng mạn như thế để khái quát về tình trạng sản xuất manh mún vẫn hiện diện khắp nơi trong ngành nông nghiệp VN. Tuy nhiên, ngay sau đó ông nhấn mạnh: Không thể phát triển nền nông nghiệp với “tư duy hoạ sĩ” được, bởi “nếu cứ mạnh ai nấy làm, phân tán như vậy thì sao sản xuất lớn được”. 

 
 
Nông nghiệp khó làm ăn lớn vì... thiếu đất - ảnh 1
Phải tích tụ ruộng đất mà vẫn đảm bảo quyền lợi nông dân là vấn đề đang được đặt ra.
Đã có nhiều mô hình thành công trong vấn đề này để làm cơ sở cho việc xây dựng môi trường pháp lý nhằm góp sức cho doanh nghiệp tích tụ ruộng đất
Nông nghiệp khó làm ăn lớn vì... thiếu đất - ảnh 2
 
Ông Nguyễn Văn Bình,Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế T.Ư
 


Chia sẻ quan điểm này, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành dẫn con số chưa tới 1% trong số hơn 500.000 DN đang hoạt động trong ngành nông nghiệp và gọi đó là “nỗi buồn lớn”. Theo TS Thành, có nhiều nguyên nhân làm cho giới đầu tư không ham thú với ngành này, song căn bản nhất là do pháp luật về quyền tài sản, mà cụ thể là về đất đai có vấn đề. “Muốn có sản phẩm cạnh tranh được về giá, chất lượng thì phải đưa máy móc, khoa học kỹ thuật vào. Phải ở một quy mô đủ lớn thì mới cơ giới hóa được, mới sản xuất đồng loạt được để hạ giá thành. Muốn vậy phải giải quyết được vấn đề đất đai”, ông Thành khẳng định.
Minh hoạ cho thực tế này ở các địa phương, ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh uỷ Kon Tum, thừa nhận tỉnh vẫn đang loay hoay giải bài toán đất đai khi kêu gọi DN lớn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. “Kon Tum chủ yếu là đất rừng nghèo, đất trống lâm nghiệp trong khi Chính phủ không cho chuyển đổi đất rừng, dù là rừng kiệt, nên nhiều dự án chăn nuôi quy mô lớn đã cam kết song nay phải dừng”, ông Hùng tâm tư.
Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Công ty mía đường Lam Sơn, kể ở nhiều nơi, nông dân bỏ ruộng nhưng nhà máy muốn thuê cũng không xong. Vì vậy, để tích tụ được 100 – 200 ha, công ty phải bỏ ra cả trăm tỉ đồng. “Cho nên nhà nước phải sớm có cơ chế chính sách đất đai phù hợp. Đã đến lúc chúng ta không thể làm nông theo kiểu khép kín, với phương thức sản xuất cũ được nữa”, ông Tam khẩn thiết.
Ông Nguyễn Thể Hà, Chủ nhiệm Câu lạc bộ hỗ trợ nông gia ĐBSCL, cũng than thở để có thể san bờ ruộng bằng laser, đưa khoa học vào cây lúa, ông phải mua gom 100 ha đất với giá 2,5 tỉ đồng/ha, đắt hơn thị trường 20% nhưng đã 4 năm vẫn chưa xong giấy tờ. Nhờ sản xuất lớn, đưa công nghệ vào từ san ruộng, bón phân một lần… nên giá thành mà ông làm ra chỉ còn 1.861 đồng/kg, giảm được 1.359 đồng/kg so với mức phổ biến 3.220 đồng/kg của nông dân trong vùng. Ông Hà cam kết chỉ cần Đảng cho chủ trương để doanh nghiệp, hợp tác xã được tích tụ ruộng đất một cách đàng hoàng thì sẽ giúp nông dân làm ra một ki lô gam gạo chỉ trên dưới 1/2 giá bán.
Trưởng ban Kinh tế T.Ư Nguyễn Văn Bình nhìn nhận, sau 30 năm đổi mới, ngành nông nghiệp đã có nhiều thành công và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, đưa VN từ một nước thiếu lương thực thành một quốc gia xuất khẩu. Dù vậy, nhiều chính sách trong thời kỳ mới đã không còn phù hợp, cần thay đổi. Ông Bình cũng chia sẻ, có nhiều lãnh đạo DN nói với ông rằng họ vẫn có thể gom được tài nguyên này, nhưng nếu một ngày người nông dân vì lý do nào đó mà không thống nhất được thì DN đứng trước nhiều rủi ro vì nhà nước phải đứng về nông dân. Cho nên, chính sách mới để tích tụ ruộng đất đang là mong mỏi của các DN muốn gắn bó với ngành nông nghiệp.
Tự tin làm giàu từ nông nghiệp
Cùng với thay đổi chính sách đất đai, Trưởng ban Kinh tế T.Ư còn cho rằng chủ trương phát triển kinh tế tập thể, lấy DN, hợp tác xã làm hạt nhân trong phát triển nông nghiệp, trong các chuỗi liên kết đang cho thấy một hướng đi đúng. “Tích tụ ruộng đất và kinh tế tập thể là nền tảng để thu hút DN tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, từ đó mới có công nghệ, liên kết sản xuất theo chuỗi, thương hiệu và sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nâng cao được sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững nền nông nghiệp nước nhà”, ông Bình nói và khẳng định thực tế nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên cho nông nghiệp.
Như trong nhiệm kỳ ông còn đứng đầu ngành ngân hàng thì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng vào nông nghiệp đã tăng gấp đôi 5 năm trước đó. Tiềm năng còn rất lớn, chủ trương của Đảng đã có đầy đủ và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Nhưng phần triển khai, cụ thể hoá thành các cơ chế chính sách vào cuộc sống để phát huy tác dụng là khâu còn yếu, phải tập trung giải quyết trong thời gian tới. “Phải tích tụ ruộng đất mà vẫn đảm bảo quyền lợi nông dân là vấn đề đang được đặt ra. Đã có nhiều mô hình thành công trong vấn đề này để làm cơ sở cho việc xây dựng môi trường pháp lý nhằm góp sức cho doanh nghiệp tích tụ ruộng đất”, ông Bình nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đặng Huy Đông cho rằng chính sách tới đây cần tập trung là phải xây dựng được các chuỗi giá trị theo cụm liên kết ngành, sản phẩm cạnh tranh thì mới phát triển được. Tuy vậy, theo ông Thể Hà, ngoại trừ chủ trương cho tích tụ đất đai thì chính sách gần như có đủ.
“Thực tế chúng tôi đã liên kết được nông dân. Chúng tôi bảo lãnh cho dân mua máy cày, giống họ mua 17.000 kg trong siêu thị không có nhưng với quy mô lớn chúng tôi mua từ nhà sản xuất cho dân có 15.000 đồng/kg. Công sấy chỉ lấy 5%, tiền kho chỉ 2%. Trong khi họ bán lúa ra với giá 4.738 đồng/kg thì vào với chúng tôi giá thành sản xuất chỉ là 2.622 đồng/kg. Họ có lời thì tự dưng muốn tham gia thôi. Tôi nghĩ chính sách gần đủ cả rồi, chỉ hành động thôi”, ông Hà tự tin.
Cần hỗ trợ ngành cơ khí để cơ giới hóa nông nghiệp
Ngày 8.9, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (Bộ KH-CN) và UBND TP.Cần Thơ tổ chức hội thảo đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất, chế biến lúa gạo khu vực ĐBSCL. Theo TS Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thuỷ sản và nghề muối Bộ NN-PTNT, những năm qua cơ giới hóa trong làm đất chiếm 90% (tăng gấp đôi so với năm 2000); trong thu hoạch lúa tăng từ 5% năm 2000 lên 35% năm 2013.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, để cơ giới hóa tốt hơn nữa, cần xây dựng, cải tạo giao thông thuỷ bộ, thuận tiện cho máy móc đi lại. Đặc biệt, nên có cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị nông nghiệp. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ xử lý, chế biến phụ phẩm nông sản, nhằm tăng giá trị hàng hóa, tăng thu nhập cho người nông dân cũng được các địa phương quan tâm.
Đình Tuyển

 

Chí Hiếu