23/01/2025

Nguy cơ mất thương hiệu quốc gia: ‘Bẫy’ thâu tóm của doanh nghiệp ngoại

Doanh nghiệp ngoại kinh doanh tốt thì cuối cùng lợi nhuận cũng chuyển về nước họ, phần đóng góp cho VN không nhiều.

 

Nguy cơ mất thương hiệu quốc gia: ‘Bẫy’ thâu tóm của doanh nghiệp ngoại

Doanh nghiệp ngoại kinh doanh tốt thì cuối cùng lợi nhuận cũng chuyển về nước họ, phần đóng góp cho VN không nhiều.




Khi bán cổ phần các doanh nghiệp nhà nước, cần ưu tiên cho doanh nghiệp nội
 /// Ảnh: Ngọc Thắng

Khi bán cổ phần các doanh nghiệp nhà nước, cần ưu tiên cho doanh nghiệp nộiẢNH: NGỌC THẮNG

Đó là chưa kể đến rất nhiều đại gia nước ngoài chuyển giá, trốn thuế. Vì vậy, theo các chuyên gia, việc các “con gà đẻ trứng vàng” như Sabeco, Habeco, Vinamilk… nếu rơi vào tay doanh nghiệp ngoại thì VN sẽ thiệt lớn.


Nguy cơ mất thương hiệu quốc gia: 'Bẫy' thâu tóm của doanh nghiệp ngoại - ảnh 1
Phải ưu tiên bán cho các DN VN có tiềm lực. Dĩ nhiên là bán cho các DN tư nhân, tuyệt đối không để xảy ra chuyện DN nhà nước này đi mua DN nhà nước kia… Ngoài ra, cũng phải lưu ý trường hợp DN nước ngoài lách để cho một DN VN khác mua
Nguy cơ mất thương hiệu quốc gia: 'Bẫy' thâu tóm của doanh nghiệp ngoại - ảnh 2

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Góp vốn, thua lỗ, tăng tỷ lệ sở hữu rồi “nuốt trọn” đối tác là chiêu trò quen thuộc mà các doanh nghiệp (DN) nước ngoài sử dụng để thôn tính DN VN trong suốt bao năm qua. Đáng nói là sau khi thâu tóm DN Việt, thống lĩnh thị trường, mở rộng quy mô thì rất nhiều đại gia nước ngoài vẫn không đóng đồng thuế nào cho VN. Đơn cử như trường hợp của Coca-Cola. Với chiêu lỗ triền miên, sau 6 năm vào VN và liên doanh với hàng loạt công ty nước giải khát trong nước như Công ty nước giải khát Đà Nẵng, Chương Dương, Ngọc Hồi… “đại gia” này đã lần lượt nuốt chửng cả 3 thương hiệu nước giải khát, hợp nhất thành một thương hiệu Coca-Cola 100% vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng Coca-Cola cũng nổi tiếng với nghi án chuyển giá trốn thuế khi hơn 20 năm có mặt tại VN, công ty này vẫn triền miên báo lỗ, không đóng góp một đồng thuế nào. Trong khi cùng với Pepsi, 2 đại gia này chiếm tới gần 80% thị phần nước giải khát nội béo bở.

Sau phản ứng dữ dội, đòi tẩy chay của dư luận, đến năm 2014, Coca-Cola VN mới bất ngờ công bố có lãi và bắt đầu đóng thuế. Lợi nhuận tính thuế của Coca-Cola VN trong năm này là 16,6 triệu USD, tăng gấp đôi so với mức năm 2013. Trong năm 2014, lượng tiêu thụ của hãng tăng 25% và hãng cũng đầu tư thêm 210 triệu USD mở rộng quy mô.
Đó là lý do các chuyên gia lo ngại, việc bán cổ phần của Habeco, Sabeco, Vinamilk – những doanh nghiệp đang có lợi nhuận lớn, thị phần lớn, đóng góp cho ngân sách rất lớn, nếu rơi vào tay đối tác ngoại thì những năm sau này VN chỉ có thể “hớt bọt”.
Lo mất trắng thị trường bia


Ưu tiên chưa đủ, cần phải ưu đãi
Theo chuyên gia kinh tế tài chính Bùi Kiến Thành, bên cạnh ưu tiên bán cổ phần, nên ưu đãi lãi suất ở mức thấp nhất hoặc bằng 0% cho DN nội tham gia đấu thầu cũng là cách để “hậu thuẫn” có hiệu quả. “Lãi suất của chúng ta quá cao. Pháp đang cho DN trong nước vay với mức lãi dưới 2%, các nước Hàn Quốc, Nhật… đang có chính sách khuyến khích DN nội phát triển thương hiệu với mức lãi suất 2%, trong khi chúng ta lại vẫn giữ mức 6 – 7% thì ưu đãi giữ thương hiệu quốc gia sao được?”, ông Thành phân tích.

Lo ngại trên là có cơ sở, bởi trên thị trường bia, Carlsberg của Đan Mạch nổi tiếng với chiêu “cáo gửi chân” rồi nuốt chửng chủ nhà . Vào VN rất sớm, không thành công trong việc bán bia nhưng hãng này lại trụ vững khi thâu tóm thành công nhiều công ty bia trong nước. Ngoài việc mua đứt 100% cổ phần của bia Huda Huế vào năm 2011, Carlsberg cũng đang nắm giữ đến 60% cổ phần thương hiệu bia nổi tiếng Halida của Công ty cổ phần bia Đông Nam Á, 30% cổ phần tại bia Hạ Long. Đặc biệt, trong nhiều năm qua, Carlsberg luôn tìm mọi cách để gia tăng sở hữu tại Habeco. Việc Habeco sắp thoái hết vốn nhà nước và niêm yết trên sàn chứng khoán khiến dư luận lo ngại, Habeco có nguy cơ bị Carlsberg thâu tóm.

Trên thị trường bia, Sabeco là thương hiệu Việt đang chiếm thị phần lớn nhất với hơn 40%. Năm 2015, Sabeco đạt tổng doanh thu (có thuế tiêu thụ đặc biệt) là 33.657 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 4.470 tỉ đồng. Riêng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ của Sabeco năm 2015 đạt mức 56%, tăng mạnh 28% so với năm trước đó. Đây là thương hiệu Việt mạnh nhất và có khả năng làm đối trọng với các đại gia bia nước ngoài đang tìm mọi cách bành trướng quy mô tại VN. Vì vậy, các chuyên gia lo ngại, đợt thoái vốn này nếu Sabeco rơi vào DN ngoại, thì cũng đồng nghĩa với thị trường bia VN mất trắng vào tay nước ngoài.
Không để nước ngoài kiểm soát
Không chỉ lo mất thương hiệu Việt, theo chuyên gia kinh tế tài chính Bùi Kiến Thành, DN ngoại ở VN có lãi sẽ chuyển ra nước ngoài, làm nghĩa vụ thuế tại nước ngoài nhiều hơn tại VN. Nếu nguồn nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn hay được công ty mẹ cung cấp, thì phần lợi VN hưởng chẳng đáng là bao.
TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, cho rằng thoái vốn DN nhà nước phải ưu tiên DN trong nước. Đó là chuyện bình thường, bởi cổ phần hoá này không phải là đấu giá các dự án nhà nước, nên không có gì vi phạm cam kết. “Nếu đấu giá các dự án kiểu đầu tư công, mua sắm nhà nước thì phải thực hiện theo cam kết. Về nguyên tắc, nên ưu tiên DN VN trước vì dẫu sao chúng ta phải phát triển nội lực và ưu tiên hoạt động tạo nghề nghiệp cho người Việt. Giả sử để cho nước ngoài kiểm soát sẽ rất có thể dẫn tới thất thoát tài sản công. Họ còn có thể chuyển giá khi liên kết với các công ty ở nước ngoài trong hệ thống. Cho nên, nếu thực hiện thoái vốn không khéo sẽ rơi vào tình huống bán rẻ mà còn không thu được thuế”, ông Phong nhấn mạnh.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng thoái vốn là cần thiết nhưng tiền thu được sau khi rút ra phải được đầu tư đúng chỗ, đúng việc và lưu ý không nên bù đắp cho các DN nhà nước khác đang thua lỗ. “Còn bán cho ai, tôi cho rằng phải ưu tiên bán cho các DN VN có tiềm lực. Dĩ nhiên là bán cho các DN tư nhân, tuyệt đối không để xảy ra chuyện DN nhà nước này đi mua DN nhà nước kia. Cần xem xét những công ty có khả năng đầu tư lâu dài, chứ không phải theo kiểu DN đầu cơ. Ngoài ra, cũng phải lưu ý trường hợp DN nước ngoài lách để cho một DN VN khác mua. Nhiều trường hợp DN đổ tiền đầu tư rất lớn nhưng không thể lý giải về nguồn vốn từ đâu ra, có thể có “ai đó” ẩn ở phía sau để tiến hành mua cổ phần của DN nhà nước. Đến một ngày nào đó, DN này biến đi và trở thành một DN ngoại hoàn toàn”, bà Lan khuyến cáo.
Cũng theo bà Lan, nếu VN công khai ưu tiên cho nhà đầu tư VN thì không vi phạm bất cứ cam kết quốc tế nào, đó là quyền của nhà nước, mà trong luật Đầu tư của VN cũng quy định. Cụ thể, khi bán cổ phần có thể ưu tiên bán cho phía nước chủ nhà, chủ nhà được ưu tiên mua. “Ở các nước trên thế giới cũng vậy. DN VN muốn mua tài sản ở một quốc gia nào trên thế giới cũng không hề dễ dàng. Các nước đều thận trọng khi bán cho nước ngoài và họ có quyền làm điều đó. Đâu phải anh có tiền thì đi đâu mua cũng được. Các cam kết của VN không cấm vấn đề này”, bà Lan giải thích.
Các chuyên gia nhận định, lãi của DN ngoại sẽ được chuyển về nước họ, còn thuế tất nhiên phải nộp song vấn đề quản lý thuế được hay không lại là câu chuyện của VN. Nhưng nếu để DN Việt đầu tư, tiền lãi sẽ ở lại VN nên kinh tế sẽ được hưởng lợi, và chúng ta vẫn giữ được thương hiệu quốc gia đã dày công xây dựng.

 

N.Trần Tâm – Nguyên Nga