23/01/2025

Biển Đông và cơ chế đồng thuận

Có nhiều dấu hiệu cho thấy ASEAN tiếp tục không cùng tiếng nói trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc tại Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra ở Lào.

 

Biển Đông và cơ chế đồng thuận

Có nhiều dấu hiệu cho thấy ASEAN tiếp tục không cùng tiếng nói trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc tại Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra ở Lào.

 

 

 

Biển Đông và cơ chế đồng thuận
Chủ nhà Lào đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho các hội nghị cấp cao ASEAN (ảnh chụp trưa 5-9) – Ảnh: Q.TR.

Như thường lệ, ngoài các vấn đề hợp tác kinh tế, lãnh đạo các nước sẽ thảo luận các vấn đề an ninh – chính trị quốc tế và khu vực cùng quan tâm, bao gồm vấn đề tranh chấp Biển Đông, trong đó có thể có phán quyết của Toà trọng tài được thành lập theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.

Biển Đông 
“không bình thường”

Tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần 49 (AMM-49) ở Lào vào tháng 7-2016, khi trả lời báo chí vào cuối hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung 
khẳng định không nước nào trong ASEAN nói tình hình Biển Đông thời gian qua là bình thường cả.

Dù tình hình Biển Đông được cho là “không bình thường” nhưng có nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy ASEAN tiếp tục không cùng tiếng nói trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc tại hội nghị lần này.

Cụ thể, trong tuyên bố chung của ngoại trưởng ASEAN tại AMM-49, chỉ một số ngoại trưởng bày tỏ lo ngại về các hoạt động cải tạo, bồi đắp đất ở Biển Đông, gây xói mòn lòng tin và căng thẳng trong khu vực.

Một quan chức ngoại giao cấp cao của Việt Nam tham dự AMM-49 xác nhận các nước cũng có bàn phán quyết 
của Toà trọng tài trong các cuộc họp nhưng không đưa vào tuyên bố chung.

Sự việc này khiến nhiều nhà quan sát cho rằng ASEAN đã thất bại trong việc đưa ra một lập trường chung về vấn đề quan trọng ngay trên sân nhà.

Phán quyết của T trọng tài không đơn thuần chỉ giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines và Trung Quốc mà còn thể hiện sự tôn trọng luật pháp, tiến trình pháp lý và tuân theo một trật tự quốc tế dựa trên pháp quyền, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì một môi trường h bình, ổn định trong khu vực.

“Vướng” nguyên tắc đồng thuận

Các nhà quan sát cho rằng sở dĩ ASEAN không bao giờ tìm ra lời giải cho bài toán Biển Đông vì “vướng phải” nguyên tắc ra quyết định dựa trên sự đồng thuận, được nêu rõ trong Hiến chương ASEAN mà Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 ở Singapore thông qua ngày 20-11-2007.

Theo đó, các nước trong khối không can thiệp vào công việc nội bộ của các thành viên, tham vấn và ra quyết định dựa trên sự đồng thuận.

Bình luận về cơ chế đồng thuận của ASEAN trong việc đưa ra quyết định tại một sự kiện ở Singapore đầu tháng 8, đại sứ lưu động Bilahari Kausikan của Bộ Ngoại giao Singapore, quốc gia điều phối quan hệ ASEAN – Trung Quốc, cho rằng: “Không thể bác bỏ thực tế là việc đưa ra quyết định dựa trên cơ chế đồng thuận làm suy giảm khả năng hành động của ASEAN trong những vấn đề gây tranh cãi”.

Phát biểu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore ngày 30-8, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đề cập đến nguyên tắc đồng thuận của ASEAN khi trả lời câu hỏi của một cử toạ.

“Chúng ta đều biết nguyên tắc đồng thuận được nêu rõ trong Hiến chương ASEAN và nó đã chứng minh hiệu quả trong việc xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh. Để giải quyết một số vấn đề phát sinh và bảo đảm hiệu quả các hoạt động của ASEAN, chúng tôi nghĩ rằng có thể bổ sung thêm một số điều dựa trên nguyên tắc đồng thuận”.

Câu trả lời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã được nhiều tờ báo lớn trong khu vực dẫn lại.

“Ngôi sao” Duterte

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ có chuyến công du nước ngoài đầu tiên khi xác nhận tham dự thượng đỉnh ASEAN tại Lào.

Thư ký báo chí Văn phòng tổng thống Philippines cho biết lãnh đạo nhiều nước mong muốn gặp song phương ông Rodrigo Duterte bên lề các hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào và ông Duterte có thể tiếp tối đa chín lãnh đạo vì thời gian có hạn.

Tổng thống Duterte xác nhận sẽ không đưa phán quyết của Toà trọng tài ra các cuộc họp chính thức nhưng chắc chắn sẽ nêu ra nếu gặp lãnh đạo Trung Quốc song phương bên lề. Ông Duterte gọi phán quyết của Tòa trọng tài là nền tảng đàm phán vấn đề tranh chấp Biển Đông với Bắc Kinh.

Hôm nay (6-9), lãnh đạo cấp cao của 10 quốc gia ASEAN và các nước đối tác trong khuôn khổ cấp cao Đông Á gồm Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Úc, New Zealand đến Vientiane để tham dự một loạt hội nghị cấp cao ASEAN kéo dài đến ngày 8-9.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn cấp cao Việt Nam tham dự.

QUỲNH TRUNG , (Từ VIENTIANE)