23/01/2025

Doanh nghiệp khổ vì thẩm định thiết kế

Theo quy định, hiện những công trình xây dựng cấp 1 trên cả nước, nghĩa là các công trình cao hơn 20 tầng đều phải mang hồ sơ thiết kế ra ngoài Cục Quản lý các hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) thẩm định, phê duyệt. Điều này đã gây khó khăn, khổ sở và phiền toái cho doanh nghiệp.

 

Doanh nghiệp khổ vì thẩm định thiết kế

Theo quy định, hiện những công trình xây dựng cấp 1 trên cả nước, nghĩa là các công trình cao hơn 20 tầng đều phải mang hồ sơ thiết kế ra ngoài Cục Quản lý các hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) thẩm định, phê duyệt. Điều này đã gây khó khăn, khổ sở và phiền toái cho doanh nghiệp.




Nên giao về cho các địa phương tự thẩm định thiết kế công trình cấp 1 /// Ảnh: Đình Sơn

Nên giao về cho các địa phương tự thẩm định thiết kế công trình cấp 1ẢNH: ĐÌNH SƠN

Đặt văn phòng ở Hà Nội chỉ để lo hồ sơ
Lãnh đạo một công ty bất động sản tại TP.HCM phân tích, các dự án trên 20 tầng chiếm khoảng 30% trong tổng số dự án. Vì vậy, dồn hết 63 tỉnh, thành ra Hà Nội làm thẩm định các loại thiết kế đã xảy ra tình trạng “treo” hồ sơ, xếp hàng chờ đợi đến lượt. Mà mỗi bộ hồ sơ còn chỉnh tới, chỉnh lui, phải đi lại tốn rất nhiều thời gian, công sức. Vì vậy, “để khỏi mất nhiều thời gian, công ty phải đặt một văn phòng đại diện ở Hà Nội, thuê hẳn một người gốc Hà Nội chỉ lo chuyện này”, vị này cho hay.
Nhiều doanh nghiệp (DN) khác cũng cho biết do hồ sơ cả nước đổ dồn về đây nên tình trạng chậm trễ, kéo dài thời gian so với quy định xảy ra như cơm bữa. Chủ một tập đoàn bất động sản lớn chia sẻ mỗi năm công ty của ông triển khai hàng chục dự án, với hàng chục ngàn sản phẩm trong đó hầu hết các dự án đều hơn 20 tầng nên liên tục phải ôm hàng tá hồ sơ “bay” ra Hà Nội để chờ thẩm định, phê duyệt.
 
 
Doanh nghiệp khổ vì thẩm định thiết kế - ảnh 1

Nếu Bộ làm nhanh thì doanh nghiệp chẳng than phiền gì. Nhưng hồ sơ cả nước đổ dồn về đây đã khiến thủ tục hành chính rườm rà, tốn nhiều thời gian. Vì vậy, nếu có thể thì nên giao quyền lại cho các địa phương

Doanh nghiệp khổ vì thẩm định thiết kế - ảnh 2
 

Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty Thuduc House

 

Để giải quyết số lượng hồ sơ khổng lồ này kịp tiến độ xây dựng cam kết với khách hàng, ngoài phần kỹ thuật, ông đã cắt cử một người chuyên lo đi xin phê duyệt hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công. Mặc dù vậy, bình quân một hồ sơ cũng phải mất khoảng 2 tháng mới xong. “Hồ sơ bê ra bê vào, chỉnh sửa mất nhiều thời gian, tốn kém tiền bạc. Nhưng có kêu gào cũng không giải quyết được gì, chi bằng sống chung với lũ. Nếu khéo léo thì lũ cũng có thể nuôi mình được, còn nếu không rất dễ bị lũ cuốn đi”, ông ví von.

Theo lãnh đạo các DN bất động sản, việc Cục Quản lý các hoạt động xây dựng “độc quyền” thẩm định một lượng lớn hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công nên kéo theo đó là phiền toái, thậm chí phát sinh cơ chế xin – cho, phát sinh nhũng nhiễu, tiêu cực.
Giao về địa phương
Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty Thuduc House, cho rằng các địa phương như ở TP.HCM đều có thể và dư sức làm được điều này không cần thiết phải chuyển ra tận Hà Nội. Do đó, chỉ những công trình quan trọng mới nên đưa ra Hà Nội thẩm định còn những công trình dân dụng nên giao lại cho các địa phương tự quyết.
“Nếu Bộ làm nhanh thì DN chẳng than phiền gì. Nhưng hồ sơ cả nước đổ dồn về đây đã khiến thủ tục hành chính rườm rà, tốn nhiều thời gian. Vì vậy, nếu có thể thì nên giao quyền lại cho các địa phương”, ông Hiếu kiến nghị.
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cần thay đổi phương thức làm luật, đề nghị xây dựng luật thật chi tiết để sau khi có hiệu lực thì áp dụng được ngay. Không để xảy ra tình trạng như hiện nay, luật thì thoáng (luật khung không quy định chi tiết thực hiện) nhưng nghị định, thông tư quy định chi tiết, thậm chí như ban hành thêm quy phạm pháp luật mới, buộc DN phải làm một số thủ tục hành chính phê duyệt dự án thông qua bộ chủ quản.
 
 
Trong buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây, UBND TP.HCM cũng đã kiến nghị cho phép TP thẩm định và phê duyệt các công trình cấp 1 cao trên 20 tầng, không phải chuyển lên Cục Quản lý các hoạt động xây dựng thẩm định.
 

Điển hình như quy định công tác thẩm định phê duyệt thiết kế xây dựng theo điều 78 luật Xây dựng chỉ quy định “Chính phủ quy định chi tiết các bước thiết kế xây dựng, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng”. Tuy nhiên, đến khi Nghị định 59 hướng dẫn thi hành luật Xây dựng lại “đóng” khi đòi hỏi “Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình cấp đặc biệt, cấp 1 cao hơn 20 tầng trở lên và công trình do Thủ tướng Chính phủ giao”.

Theo các quy định này, cơ quan chuyên môn về xây dựng mà cụ thể là Cục Quản lý các hoạt động xây dựng đã “ôm” toàn bộ việc thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công của tất cả các công trình cấp 1 (cao trên 20 tầng) của 63 tỉnh, thành. Điều này cũng phát sinh một nghịch lý là sau khi được cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng thẩm định, chủ đầu tư lại phải ôm hồ sơ này về nộp lại sở xây dựng địa phương để được cấp giấy phép xây dựng.
“Nhà nước cần thay đổi để giảm nhẹ bớt công việc của Bộ Xây dựng để Bộ tập trung vào công tác quản lý nhà nước như thực hiện thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật các công trình cấp đặc biệt, công trình theo tuyến đi qua hai tỉnh trở lên và công trình do Thủ tướng Chính phủ giao cũng như thực hiện hậu kiểm. Còn đối với những công trình cấp 1, tại TP.HCM hay Hà Nội cũng như một số tỉnh công nghiệp hóa cao đủ năng lực tự thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ. Nếu làm được điều này sẽ giúp các chủ đầu tư giảm bớt thời gian và chi phí làm thủ tục hành chính”, ông Châu nêu ý kiến.
Ông cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 5 điều 78 luật Xây dựng theo hướng: “Chính phủ quy định chi tiết các bước thiết kế xây dựng, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng; Bộ Xây dựng thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình cấp đặc biệt, công trình theo tuyến đi qua hai tỉnh trở lên và công trình do Thủ tướng Chính phủ giao; UBND TP.Hà Nội, TP.HCM thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình cấp 1”.
Kiến nghị miễn xin phép xây dựng
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có văn bản góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều về nhà ở, bất động sản… Cụ thể, theo điều 89 luật Xây dựng, tất cả các công trình khác trong dự án nhà ở đều phải xin giấy phép xây dựng. Theo HoREA, quy định này không hợp lý bởi vì tất cả các dự án nhà ở đều đã được duyệt quy hoạch 1/500 (hoặc quy hoạch tổng mặt bằng); các công trình cao tầng đều đã được phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công. Do vậy, HoREA kiến nghị miễn thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng đối với tất cả các công trình xây dựng.

 

Đình Sơn