23/01/2025

Đừng làm theo lối mòn…

Đừng làm theo lối mòn đã vạch sẵn, hãy mạnh dạn chọn con đường mình yêu thích, không phải học sư phạm là chỉ có đi dạy mà còn có thể làm được nhiều việc khác…, tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Phương khuyên các bạn trẻ.

 

Đừng làm theo lối mòn…

Đừng làm theo lối mòn đã vạch sẵn, hãy mạnh dạn chọn con đường mình yêu thích, không phải học sư phạm là chỉ có đi dạy mà còn có thể làm được nhiều việc khác…, tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Phương khuyên các bạn trẻ.




Thanh, Trẫm, Diệu (từ trái sang) tại chương trình Gặp gỡ VN 2016  /// Ảnh: Hoàng Trọng

Thanh, Trẫm, Diệu (từ trái sang) tại chương trình Gặp gỡ VN 2016ẢNH: HOÀNG TRỌNG

Chương trình Gặp gỡ Việt Nam đang diễn ra ở Bình Định có nhiều nhà khoa học người Việt còn rất trẻ được mời tham dự các hội nghị khoa học quốc tế cùng các giáo sư, nhà khoa học hàng đầu trên thế giới.
Trong đó có nhiều người còn đang là nghiên cứu sinh tại các trường ĐH nổi tiếng trên thế giới, như: Nguyễn Đức Diệu (University of Utah Salt Lake, Mỹ), Lê Ngọc Trẫm (Trường Sư phạm Paris, Pháp), Nguyễn Hoàng Phương Thanh (Université de Cergy Pontoise, Pháp)…
“Thời còn là sinh viên, có lần được nghe GS Trịnh Xuân Thuận (Trường ĐH Virginia, Mỹ) nói chuyện về vũ trụ, thiên văn học, mình rất ngưỡng mộ thầy và mình muốn theo đuổi ngành học này. Dù biết gia đình không đủ tiền nhưng mình vẫn quyết tâm tìm mọi cách để theo đuổi nó. Phương án săn học bổng luôn được mình nghĩ đến”, Lê Ngọc Trẫm (26 tuổi, ở TP.Tuy Hoà, Phú Yên) tâm sự.
Năm 2013, Trẫm nhận được học bổng toàn phần cho bậc thạc sĩ tại Trường ĐH Khoa học và công nghệ Hà Nội. Rồi một lần tình cờ Trẫm nói chuyện với một thầy giáo người Pháp giảng dạy tại trường và được thầy gửi email mời tham gia nghiên cứu một đề tài của Trường ĐH Paris 7. Nhờ đó, Trẫm được cấp học bổng thực tập làm luận văn thạc sĩ 6 tháng tại trường này. Tháng 9.2014, Trẫm tiếp tục nhận được học bổng nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành vật lý thiên văn tại Trường Sư phạm Paris (École Normale Supérieure de Paris – ENS Paris) theo diện học bổng song phương của Chính phủ VN và Pháp.
 
 
 
Đừng làm theo lối mòn... - ảnh 2
Đừng làm theo lối mòn đã vạch sẵn, hãy mạnh dạn chọn con đường mình yêu thích, không phải học sư phạm là chỉ có đi dạy mà còn có thể làm được nhiều việc khác…

Đừng làm theo lối mòn... - ảnh 3
 
Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Phương
 

Còn Nguyễn Hoàng Phương Thanh (26 tuổi, ở Đắk Lắk, học cùng lớp với Trẫm tại Trường ĐH Quy Nhơn) cho biết sau khi ra trường thì đi dạy ở trường THPT gần 1 năm mới học thạc sĩ tại Trường ĐH Khoa học và công nghệ Hà Nội.

Sau gần 1 năm rưỡi học thạc sĩ, Thanh nhận được học bổng làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành hoá học thiên văn tại Trường ĐH Université de Cergy Pontoise trong thời gian 6 tháng. Thanh tiếp tục nhận được học bổng nghiên cứu sinh tiến sĩ tại trường này.
“Phụ nữ mà theo đuổi khoa học sẽ có nhiều khó khăn hơn so với nam giới nhưng cũng vì đam mê mà mình đã nghỉ dạy học để theo đuổi ngành thiên văn. Con đường phía trước còn dài nhưng mình sẽ luôn nỗ lực để đến cái đích mình đã chọn”, Thanh tâm sự.
Nguyễn Đức Diệu (29 tuổi, ở TX.Gia Nghĩa, Đắk Nông) đang học thạc sĩ và tham gia giảng dạy tại một trường ĐH trong nước nhưng bất ngờ bỏ ngang để sang Mỹ theo đuổi chuyên ngành vật lý thiên văn. Để xin học bổng của Trường ĐH University of Utah Salt Lake và được học thẳng lên tiến sĩ không phải qua đào tạo thạc sĩ, Diệu đã trải qua 3 phần kiểm tra và sát hạch khó khăn, gồm: TOEF iBT, GRE Subjects, GRE General. Hiện Diệu đã hoàn thành 5 năm chương trình đào tạo tiến sĩ tại trường này và còn 1 năm nữa mới kết khúc chương trình học.
Cả 3 nhà khoa học trẻ này đều kể rằng thời còn ngồi trên ghế giảng đường Trường ĐH Quy Nhơn, họ thường nghe tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Phương (nguyên Trưởng khoa Vật lý) kể về những tấm gương học tập, vượt khó của các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới rồi đưa ra lời khuyên: Đừng làm theo lối mòn đã vạch sẵn, hãy mạnh dạn chọn con đường mình yêu thích, không phải học sư phạm là chỉ có đi dạy mà còn có thể làm được nhiều việc khác… Hiện cả ba đều dự định sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ sẽ tiếp tục học, nghiên cứu chuyên sâu về ngành học mà mình theo đuổi.

 

Hoàng Trọng