23/01/2025

Mua vàng bị ‘móc túi’

Câu chuyện Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu bán cho khách hàng vòng kiềng vàng 7 chỉ nhưng khi khách mang bán lại thì chỉ còn 6 chỉ gây xôn xao dư luận mấy ngày qua.

 

Mua vàng bị ‘móc túi’

Câu chuyện Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu bán cho khách hàng vòng kiềng vàng 7 chỉ nhưng khi khách mang bán lại thì chỉ còn 6 chỉ gây xôn xao dư luận mấy ngày qua.




Người tiêu dùng bị móc túi khi vàng hao hụt 'bất thường' /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Người tiêu dùng bị móc túi khi vàng hao hụt ‘bất thường’ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Điều này cho thấy ngoài gian lận tuổi vàng, chất lượng vàng thì nay người tiêu dùng còn bị móc túi qua việc cân thiếu trọng lượng vàng.
Theo lời chị L.P (Hà Nội), ngày 26.8 gia đình chị đến cửa hàng vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu (BTMC) Hà Nội để bán chiếc vòng đeo cổ mua tại đây hồi tháng 3.2016. Sau khi kiểm tra, nhân viên BTMC thông báo trọng lượng vòng kiềng có 6 chỉ, trong khi giấy tờ trước đó mua là 7 chỉ. “Lúc đó họ không chịu kiểm tra thông tin, tôi phải lên cửa hàng 3 ngày liên tục để yêu cầu làm rõ nhưng họ vẫn cố tình không chịu tra thông tin. Chỉ đến khi lên công an thì thái độ của họ mới thay đổi”, chị P. kể. 

 
 
Mua vàng bị 'móc túi' - ảnh 1
Cứ thử đi lấy mẫu ngẫu nhiên ở các tiệm vàng sẽ biết được thực tế thị trường này thế nào. Nữ trang ghi 61% vàng thì thực tế chỉ 55 – 59%
Mua vàng bị 'móc túi' - ảnh 2
 
Giám đốc một công ty sản xuất kinh doanh vàng nữ trang ở TP.HCM
 


Sau đó, Công ty BTMC có thư gửi gia đình chị L.P xin lỗi về thái độ không đúng mực và cách làm việc thiếu chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên công ty. Về sai sót trọng lượng vàng, thư này viết đó là do nhầm lẫn. Cụ thể, ngày 24.3, gia đình chị L.P mua một vòng kiềng 999,9 trọng lượng 7,04 chỉ, giấy đảm bảo số 0050555 nhưng do sơ suất nhân viên bán hàng N.D.A đã giao nhầm khách hàng một sản phẩm vòng kiềng trọng lượng 6,23 chỉ. Công ty BTMC cho rằng đã giao vòng nhầm cho gia đình bà L.P mà bỏ qua khâu đối chiếu, cân kiểm tra trọng lượng với giấy đảm bảo vàng. Công ty đã mua lại vòng kiềng theo trọng lượng 7,04 chỉ vàng 999,9 như trên giấy đảm bảo đã xuất cho khách hàng, đồng thời lập tức cách chức cửa hàng phó và nhân viên bán hàng đã không giải quyết thấu đáo và có thái độ chưa đúng mực.
Dù sự việc đã được giải quyết nhưng tâm lý của hầu hết mọi người đều ngán ngẩm trước cách làm ăn cũng như ứng xử của doanh nghiệp này. Đáng nói là, chuyện này không phải hiếm. Việc nhầm lẫn, gian lận trên thị trường vàng là hết sức phổ biến.
Nghe câu chuyện xảy ra tại BTMC, anh N.S (Q.7, TP.HCM) vẫn còn chưa hết bức xúc khi nhớ lại tình huống của mình. Anh Sơn kể: “Lúc cưới vợ cách nay mấy năm, mẹ tôi tặng con dâu một vòng đeo cổ, một vòng đeo tay bằng vàng. Là quà cưới nên bà cũng không đưa hoá đơn mua vàng mà chỉ nói tổng cộng 1 lượng. 

 
 
Theo báo cáo quý 2 của Hội đồng vàng thế giới (WGC) vừa công bố, nhu cầu vàng tại VN giảm kể cả vàng trang sức và đầu tư. Nhu cầu vàng trang sức còn 3,5 tấn, nhu cầu vàng xu và vàng thỏi đầu tư còn 8,8 tấn. Nhu cầu tiêu thụ vàng giảm trong 2 quý đầu năm 2016 là 15% so với cùng kỳ.

 


Mấy tháng sau, vợ chồng tôi cần tiền mua căn hộ chung cư nên gom hết vàng ra bán. Cũng địa chỉ đó nhưng tên tiệm vàng khác, nhân viên thông báo trọng lượng của bộ vòng này 8 chỉ. Tức quá vì vợ chỉ đeo bộ vòng này một lần trong ngày cưới mà bị bay mất 2 chỉ vàng, tôi về xin mẹ hoá đơn mang đến thì người bán hàng nói ngang “cùng địa chỉ đấy, nhưng tiệm vàng này khác tiệm vàng kia”. Họ nhất quyết chỉ mua lại với giá 8 chỉ. Sau một hồi đôi co qua lại không giải quyết được gì, vợ chồng tôi đành bán lỗ hơn 4 triệu đồng vì mất 2 chỉ vàng. Giờ nhắc đến vàng, nhất là vàng nữ trang là nổi hết cả da gà”.
Mua nữ trang lỗ đậm
Ngoài sự nhập nhèm về chất lượng thì vàng thấp tuổi, vàng “non” cũng là một trong những cách mà các tiệm vàng sử dụng để “móc túi” người tiêu dùng lâu nay. Để lập lại trật tự, Bộ KH-CN đã lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra các điểm sản xuất kinh doanh vàng nữ trang mỹ nghệ từ tháng 7 – 9.
Theo kết quả sơ bộ từ Sở KH-CN TP.HCM, những lỗi chủ yếu phát hiện là chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố, vi phạm về nhãn hàng hoá, cân đo… Ở các tỉnh thành khác, đoàn kiểm tra cũng phát hiện những lỗi tương tự. Thế nhưng theo nhận xét của giám đốc một công ty sản xuất kinh doanh vàng nữ trang, đó chỉ là bề nổi.
Việc kiểm tra này chỉ khiến các doanh nghiệp tìm cách đối phó chứ thực tế tình hình thị trường vàng nữ trang chưa cải thiện nhiều. Bởi một lượng vàng nữ trang khổng lồ được sản xuất trong hàng chục năm lưu thông trên thị trường là vàng non tuổi, không thể nào giải quyết trong vài tháng hay vài năm. “Nếu không tin, cứ thử đi lấy mẫu ngẫu nhiên ở các tiệm vàng sẽ biết được thực tế thị trường này thế nào. Nữ trang ghi 61% vàng thì thực tế chỉ 55 – 59%”, vị này nói.
Một chuyên gia trong ngành vàng cho biết một số đơn vị chấp hành đúng thì lại đẩy giá vàng lên cao để bù lại phần gian lận trước đó. “Họ không bao giờ chịu thiệt cả”, chuyên gia này nói. Khảo sát các tiệm vàng ở khu vực chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh), chợ Bến Thành (Q.1)… hôm qua cho thấy, giao dịch vàng 75% tại một số tiệm vàng ở mức 25,6 – 27,6 triệu đồng/lượng (giá mua – giá bán chênh lệch nhau đến 2 triệu đồng/lượng), giá vàng 68% ở mức 22,6 – 24,3 triệu đồng/lượng (giá mua – giá bán chênh lệch nhau 1,7 triệu đồng/lượng)…
Ông Nguyễn Văn Dưng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn TP.HCM, cho biết khác với vàng miếng, vàng nữ trang có sử dụng thêm những kim loại khác (gọi là hội) trong chế tác. Giá của hội nhiều khi ngang ngửa vàng, nhưng khi bán lại cho tiệm vàng, tiệm sẽ thu lại với giá không tính hội bởi khi nấu sản phẩm để lấy vàng, hội sẽ mất đi.
Hội chính là yếu tố để các tiệm vàng tự đặt ra giá mua rẻ mạt ngay cả khi thâu lại nữ trang do chính tiệm mình bán ra, và đây cũng là cơ sở để tính thiếu tuổi vàng, ăn gian của người mua. Có lẽ vì lý do này, ngày càng có nhiều người “sợ” vàng nữ trang.

 

Thanh Xuân