Ngành nào có nhiều cơ hội trúng tuyển?
Dưới đây là những thông tin ‘hé lộ’ về số lượng hồ sơ thí sinh đã nộp, dự đoán điểm chuẩn, các ngành còn nhiều chỉ tiêu nhưng ít thí sinh ‘ngắm’ đến…
Ngành nào có nhiều cơ hội trúng tuyển?
Dưới đây là những thông tin ‘hé lộ’ về số lượng hồ sơ thí sinh đã nộp, dự đoán điểm chuẩn, các ngành còn nhiều chỉ tiêu nhưng ít thí sinh ‘ngắm’ đến…
Chỉ còn 2 ngày nữa đợt xét tuyển ĐH, CĐ đầu tiên sẽ khép lại. Ở những ngày cuối cùng này, thí sinh (TS) đặc biệt phải lưu tâm đến các ngành mới.
Tính đến ngày 9.8, Trường ĐH Tài nguyên – Môi trường TP.HCM nhận được trên 4.500 hồ sơ (HS). PGS-TS Lê Hoàng Nghiêm, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết có một số ngành “nóng” TS nộp HS nhiều, phổ điểm TS tương đối cao. TS phải có điểm thi từ 19 trở lên mới hy vọng trúng tuyển các ngành như: công nghệ môi trường, quản lý đất đai, quản trị kinh doanh, quản lý tài nguyên môi trường, công nghệ thông tin. Ngược lại, 2 ngành mới mở TS chưa biết nhiều nên khả năng 16 điểm đã có cơ hội trúng tuyển gồm: quản lý tài nguyên môi trường biển đảo và biến đổi khí hậu phát triển bền vững. Các ngành còn lại mức điểm tối thiểu có thể trúng tuyển từ 18 – 18,5 tuỳ ngành.
TIN LIÊN QUAN
Chưa hết xét tuyển đã thông báo nhập học là vi phạm!
Những ngày qua, nhiều thí sinh bất ngờ vì vừa nộp hồ sơ tại một số trường, đều nhận được giấy báo nhập học ngay.
Cũng theo tiến sĩ Nghiêm, năm nay trường này dành 10% chỉ tiêu để xét tuyển học bạ (tương đương 180 chỉ tiêu các ngành). Đến hiện tại hình thức xét tuyển này đã thu được 1.400 HS, điểm chuẩn có khả năng tương đương năm ngoái. Trong đó, ngành thấp nhất là khí tượng thủy văn phải có thể từ 20,2 điểm trở lên; một số ngành từ 24 trở lên như: công nghệ môi trường, quản lý đất đai và quản trị kinh doanh; các ngành còn lại có thể tối thiểu 22 điểm…
Trường ĐH Tài chính – Marketing cũng nhận được trên 3.000 HS tính đến chiều qua. Trong đó, TS tập trung HS vào các ngành: marketing, kiểm toán, quản trị du lịch, khách sạn nhà hàng, tài chính ngân hàng… Ngược lại, có 2 ngành số lượng HS nộp vào chưa nhiều như: bất động sản và hệ thống thông tin quản lý. TS nộp HS xét tuyển vào trường này phải có tổng điểm từ 18 trở lên mới có khả năng trúng tuyển.
TIN LIÊN QUAN
Tư vấn truyền hình trực tuyến: Cơ hội cho thí sinh chưa trúng tuyển NV1
Theo kế hoạch, đến chiều ngày 11.8, Cổng thông tin đăng ký xét tuyển trực tuyến của Bộ GD-ĐT chính thức khóa lại. Tiếp đến, vào lúc 17 giờ ngày 12.8, các trường ĐH, CĐ cũng kết thúc việc thu nhận hồ sơ bằng các hình thức còn lại: trực tiếp và bưu điện.
Còn Trường ĐH Mở TP.HCM nhận được khoảng 4.000 HS. PGS-TS Nguyễn Minh Hà, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết một số ngành TS nộp HS nhiều gồm: quản trị kinh doanh, ngôn ngữ Anh, luật kinh tế, kế toán… Trong khi đó, nhiều ngành HS nộp vào chưa đủ chỉ tiêu cần tuyển, TS có nhiều cơ hội trúng tuyển như: xã hội học, công tác xã hội, hệ thống thông tin quản lý, quản lý xây dựng, tiếng Trung…
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM hết ngày 8.8 nhận được trên 4.000 HS. Tính HS theo nguyện vọng 1, khối ngành kinh tế – kinh doanh – quản lý nhận được trên 3.000, ngôn ngữ Anh trên 300 và luật kinh tế trên 200. Tuy nhiên, nếu tính cả hai nguyện vọng, số lượt TS nộp HS vào các ngành rất nhiều. Chẳng hạn ngành luật kinh tế, số lượng TS đăng ký bằng nguyện vọng 2 nhiều gấp 4 lần so với nguyện vọng 1. Trong khi đó, với cách xét trúng tuyển 2 nguyện vọng như nhau trong cùng một ngành của trường này, mức độ cạnh tranh giữa các TS trên thực tế sẽ cao hơn.
TIN LIÊN QUAN
Sau một tuần, số hồ sơ thí sinh nộp về các trường ĐH công lập đều cao hơn so với chỉ tiêu cần tuyển.
Hết ngày 8.8, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã nhận được khoảng 10.000 HS (chỉ tiêu 6.900).
Còn Trường ĐH Văn hoá TP.HCM hết ngày 8.8 nhận được 1.079 HS tính theo nguyện vọng 1 và trên 2.000 HS nếu tính cả 2 nguyện vọng. Theo đại diện nhà trường, xu hướng nộp HS tập trung vào các ngành như: văn hoá học, Việt Nam học, quản lý văn hoá… Trong khi đó, một số ngành HS nộp vào chưa đủ so với chỉ tiêu cần tuyển như: bảo tàng học (25 HS/40 chỉ tiêu), văn hóa các dân tộc thiểu số 21 HS/30 chỉ tiêu… Với tình hình HS hiện nay, điểm chuẩn các ngành của trường có thể sẽ tương đương năm ngoái.
Tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết đến nay trường nhận được trên 5.000 HS, mỗi ngày khoảng 700 bộ. Theo thống kê sơ bộ, số TS có tổng điểm 3 môn dưới 18 điểm không đáng kể. Tuy nhiên, ông Thông vẫn giữ quan điểm về dự báo điểm chuẩn có thể giảm từ 0,5 – 1 điểm tuỳ theo ngành. “TS có điểm thi thấp hơn điểm chuẩn các ngành năm ngoái từ 0,5 – 1 điểm vẫn có thể có cơ hội trúng tuyển. Tuy nhiên, nếu quyết định nộp HS vào các ngành này, TS nên chọn thêm 1 nguyện vọng vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái thấp hơn khoảng vài điểm để được an toàn”, tiến sĩ Thông khuyên.
TIN LIÊN QUAN
‘Cái áo’ xét tuyển chung đã chật!
Việc các trường ĐH, CĐ xét tuyển từ kết quả chung củakỳ thi THPT quốc gia đang ngày càng bộc lộ điểm yếu cốt tử của nó.
Hà Ánh