23/01/2025

ASEAN ưu tiên duy trì hoà bình

Nhân dịp kỷ niệm 49 năm ngày thành lập ASEAN (8-8-1967 – 8-8-2016), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, trưởng đoàn quan chức cấp cao (SOM) ASEAN của Việt Nam, đã có cuộc trao đổi với báo chí về quan hệ Việt Nam – ASEAN.

 

ASEAN ưu tiên duy trì hoà bình

 

 Nhân dịp kỷ niệm 49 năm ngày thành lập ASEAN (8-8-1967 – 8-8-2016), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, trưởng đoàn quan chức cấp cao (SOM) ASEAN của Việt Nam, đã có cuộc trao đổi với báo chí về quan hệ Việt Nam – ASEAN. 

 

 

 

 

ASEAN ưu tiên duy trì hòa bình
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung – Ảnh: Q.TR.

Tuổi Trẻ lược ghi.

* Vấn đề Biển Đông luôn là chủ đề thu hút dư luận và truyền thông. Xin thứ trưởng cho biết những tranh cãi về Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đối với nội bộ ASEAN?

– Thứ trưởng Lê Hoài Trung: Khi nói về Biển Đông, ASEAN có những nhất trí quan trọng. Đầu tiên, các nước ASEAN đều cho rằng hoà bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông có vai trò quan trọng và không thể tách rời với h bình, ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á, đồng thời là lợi ích chung cho tất cả các nước trong và ngoài khu vực.

Hai là, các nước nhất trí cùng nhau thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông. Khi chúng ta nói về Biển Đông, không chỉ có tranh chấp mà còn có nhiều hợp tác giữa các nước ASEAN với nhau và giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài như về nghiên cứu khoa học, nghiên cứu biển, chống biến đổi khí hậu và cướp biển…

Các nhà nghiên cứu, chính phủ, giới truyền thông cho rằng Biển Đông là một trong những nơi tiềm ẩn các rủi ro rất lớn về nguy cơ xảy ra xung đột vì đây là nơi chứng kiến nhiều sự kiện căng thẳng trong những năm vừa qua. Không chỉ ASEAN mà cộng đồng quốc tế cũng rất quan tâm về vấn đề này.

ASEAN cũng tăng cường đối thoại với đối tác Trung Quốc để làm sao thực hiện hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên về Biển Đông (DOC), kêu gọi các bên có các hoạt động kiềm chế, không làm phức tạp tình hình.

Thông qua các cơ chế như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), ASEAN và các nước đối tác cũng thúc đẩy các biện pháp hợp tác, tăng cường lòng tin và hạn chế xung đột.

* Tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN vừa rồi tại Lào, khi nói về phán quyết của Toà trọng tài, Việt Nam cho rằng rất coi trọng thương lượng, đàm phán, mở ra giai đoạn mới trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Xin Bộ Ngoại giao nói rõ hơn về việc này?

– Trong phát biểu của Việt Nam tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN tại Lào vừa qua, Việt Nam tái khẳng định mong muốn đóng góp tích cực vào duy trì h bình, an ninh, ổn định, an ninh hợp tác ở Đông Nam Á, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Chúng ta đã nêu quan điểm về phán quyết của Tòa trọng tài và chia sẻ những lo ngại của các nước về các hoạt động bồi đắp quy mô lớn ở Biển Đông mà nhiều nước đánh giá là làm xói mòn lòng tin, gây căng thẳng trong khu vực.

Trong bối cảnh tình hình ở Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, chủ trương nhất quán của Việt Nam là ủng hộ giải quyết các tranh chấp một cách h bình, trong đó có biện pháp thương lượng, ủng hộ luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, trong đó có quy định không được sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực.

* Một trong những thách thức của ASEAN là luôn duy trì tính đoàn kết, thống nhất. Tuy nhiên có thực tế một số nước thành viên, không liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông, có suy nghĩ khác biệt. ASEAN sẽ đối phó với những vấn đề này như thế nào?

– Phải khẳng định nhận thức chung của các nước ASEAN về Biển Đông là duy trì h bình, an ninh và hợp tác ở Biển Đông, thực hiện các biện pháp thúc đẩy hợp tác, giải quyết hòa bình, tranh chấp.

Đúng là có những ý kiến khác biệt trong khối và ASEAN mong muốn các nước nhìn nhận giải quyết tranh chấp này chính là vì lợi ích chung của tất cả các bên.

Cuối cùng, các quốc gia phải xác định lợi ích của mình đứng ngoài ASEAN và đứng trong ASEAN. Có bộ trưởng ASEAN trong cuộc họp tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần 49 tại Vientiane mới đây đã nói rằng: “Những cái gì làm không đúng đều phải trả giá cả”.

* Liệu đã có thời hạn cụ thể cho việc ký kết COC giữa ASEAN và Trung Quốc? 

– Nếu ASEAN và Trung Quốc ký kết được Bộ quy tắc ứng xử (COC) có tính ràng buộc, nó sẽ tạo điều kiện rất nhiều cho việc duy trì hoà bình ở Biển Đông. Giai đoạn hiện nay các bên mới chỉ tham vấn COC, chưa đến giai đoạn thương lượng. 

Các nước ASEAN mong muốn sớm có COC và hi vọng sẽ ký kết COC trong năm nay nhân dịp kỷ niệm đối tác với Trung Quốc. Vừa qua các bên đã trao đổi về một số yếu tố mới cho một bộ quy tắc ứng xử (COC). Việt Nam và các nước ASEAN mong muốn bàn thảo đề cương liên quan đến từng vấn đề cụ thể và có một thời gian biểu nhất định. 

“Mong muốn của Việt Nam trong thời gian tới là kêu gọi các bên kiềm chế chấm dứt hành động làm căng thẳng phức tạp tình hình, nỗ lực, thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin, hợp tác, tham vấn và thương lượng – đó là giai đoạn mới trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao LÊ HOÀI TRUNG 

QUỲNH TRUNG ghi