23/01/2025

Gọi góp vốn vào 
dự án… tự vẽ?

Chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa được chấp thuận dự án nhưng “chủ đầu tư” đã ký hợp đồng “góp vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhận lại quyền sử dụng đất” với khách hàng.

 

Gọi góp vốn vào 
dự án… tự vẽ?

 

Chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa được chấp thuận dự án nhưng “chủ đầu tư” đã ký hợp đồng “góp vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhận lại quyền sử dụng đất” với khách hàng.

 

 

 

 

Gọi góp vốn vào 
dự án... tự vẽ?
Khu đất dự án khu dân cư Thủ Đô Đất Việt (P.28, Q.Bình Thạnh) hiện có người dân sinh sống – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trong khi Công ty TNHH Thủ Đô Đất Việt (Công ty Thủ Đô Đất Việt) – “chủ đầu tư” – vẫn quảng cáo huy động góp vốn vào dự án tại một khu đất ở Bình Thạnh 
(TP.HCM), nhiều người đã lỡ ký hợp đồng và đóng tiền góp vốn lại đứng ngồi không yên.

“Không có dự án khu dân cư Thủ Đô Đất Việt”

Tháng 5-2016, qua thông tin quảng cáo, anh V.C.T. (Q.Bình Tân) đến Công ty Thủ Đô Đất Việt tìm hiểu dự án khu dân cư Thủ Đô Đất Việt (P.28, Q.Bình Thạnh). Chưa tận mắt xem dự án, mới chỉ nghe giới thiệu của công ty, anh T. vội vàng ký hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhận lại đất dự án.

Theo thoả thuận, anh T. sẽ nhận một nền đất diện tích 80m2, với đơn giá góp vốn 9 triệu đồng/m2. Ngay sau khi ký hợp đồng, anh T. thanh toán cho công ty số tiền hơn 216 triệu đồng. Ba tháng sau, anh T. phải góp tiếp cho công ty 35% tổng vốn góp. Số tiền còn lại anh phải đóng sau 15 tháng kể từ ngày góp vốn đợt một. Công ty dự kiến bàn giao nền nhà trong 18 tháng.

Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, anh T. phát hiện khu đất dự án này thuộc chủ đất khác, không có dự án được phê duyệt, hiện người dân vẫn ở trên đó. Anh T. đến yêu cầu công ty đưa giấy tờ chứng minh công ty sở hữu khu đất nhưng công ty không cung cấp được. Lo lắng, anh T. muốn chấm dứt hợp đồng, lấy lại số tiền đã đóng. “Tôi ham rẻ, bất cẩn tin vào công ty nên mới không đến xem. Giờ tiền đóng rồi, tôi như ngồi trên lửa” – anh T. giãi bày.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Bình – phó chủ tịch UBND P.28 (Q.Bình Thạnh) – cho biết trên địa bàn phường về quy hoạch hiện nay chỉ có dự án khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa được UBND TP duyệt. Hoàn toàn không có dự án khu dân cư Thủ Đô Đất Việt như Công ty Thủ Đô Đất Việt quảng cáo.

“Khu đất đang có nhà dân ở, không có dự án gì. Chuyện công ty tự vẽ ra, tự phân lô tìm người góp vốn phường không hay biết” – ông Bình nói. Đại diện UBND Q.Bình Thạnh cũng xác nhận không nhận được thông tin Công ty Thủ Đô Đất Việt được giao đất hoặc được chấp thuận chủ trương thực hiện dự án tại P.28.

Đất có tranh chấp?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, khu đất công ty phân lô bán cho anh T. rộng hơn 14.000m2, do ông Hoàng Đôn Thận (Q.Bình Thạnh) sở hữu từ trước năm 1975. Sau năm 1975, ông Thận không sử dụng phần đất nên UBND TP đã bố trí cho Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu (Bộ Công thương) sử dụng. Sau đó, ông Thận có đơn xin sử dụng khu đất để làm khu du lịch. Phòng xây dựng Q.Bình Thạnh (nay là Phòng quản lý đô thị Q.Bình Thạnh) thông báo cho ông đến làm tiếp thủ tục và nộp tiền sử dụng đất.

Do chưa có tiền nộp, ông Thận không thực hiện. Đến năm 2004, ông Thận tiếp tục có đơn yêu cầu sử dụng khu đất trên với Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu. Khi ông Thận mất có lập di chúc để lại khu đất cho vợ là bà Hồ Mỹ Lệ. Bà Lệ tiếp tục gửi đơn lên cơ quan chức năng xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa được 
chấp thuận.

Còn ông Nguyễn Tài – phó giám đốc phụ trách dự án Công ty Thủ Đô Đất Việt – lại khẳng định khu đất thuộc quyền sử dụng của công ty, không có tranh chấp. Theo ông Tài, bà Lệ đã ký hợp đồng thoả thuận về việc nhận tiền bồi thường quyền sử dụng đất, đồng ý chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Thu Hương, trú tại phường 2 (Q.Phú Nhuận) .

Theo ông Tài, bà Hương đã chuyển nhượng lại khu đất này cho ông Trần Thanh Nhân, thành viên hội đồng thành viên Công ty Thủ Đô Đất Việt, làm dự án. Hiện bản vẽ hiện trạng khu đất đứng tên ông Nhân, công ty đang làm thủ tục ra sổ đỏ, xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án phân lô. Khoảng 18 tháng sau, người mua có thể xây nhà.

Cũng theo ông Tài, dự án có 90 lô, trong đó 24 lô nền đất biệt thự, còn lại là nền đất nhà phố. Công ty chỉ nhận góp vốn phần nền đất nhà phố, với giá 14,5 triệu đồng/m2. Khách thanh toán 70% giá trị nền đất, số còn lại trả khi nhận sổ đỏ.

“Công ty chỉ góp vốn xây dựng hạ tầng, không ký hợp đồng mua bán với khách nên không sai. Nếu khách hàng không muốn ký, công ty sẽ trả lại tiền” – ông Tài nói. Trong khi đó, đại diện Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu khẳng định hiện khu đất vẫn do viện quản lý, sử dụng. Nghe thông tin có việc phân lô góp vốn trên khu đất này, viện đã có văn bản báo cho phường kiểm tra, ngăn chặn.

Góp vốn phải xem được giấy chủ quyền 
lô đất

Theo luật sư Võ Xuân Trung – Đoàn luật sư TP.HCM, khu đất chưa có sổ đỏ và đang do một đơn vị khác quản lý sử dụng mà các bên đã giao dịch mua bán, góp vốn trên khu đất thì các hợp đồng đó vô hiệu. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Ngoài ra, việc người mua xem bản vẽ hiện trạng khu đất có kiểm tra nội nghiệp (kiểm tra vị trí tọa độ thửa) của cơ quan nhà nước để khẳng định sở hữu của công ty là không đúng.

Bởi việc kiểm tra nội nghiệp chỉ để khẳng định bản vẽ đúng thửa, tọa độ ranh chứ không có giá trị pháp lý thay thế cho giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây chỉ là một thủ tục, thành phần trong hồ sơ xin cấp sổ đỏ. “Người dân khi mua đất, góp vốn phải yêu cầu công ty chứng minh có quyền sở hữu hoặc có quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền” – luật sư Trung nói.

TIẾN LONG ([email protected])