23/01/2025

Cạnh tranh khốc liệt từ hàng tiêu dùng nhanh

Hiện thị trường tiêu dùng VN đang là đích ngắm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, do đó nhận biết được các lợi thế sẽ giúp doanh nghiệp VN nâng cao sức cạnh tranh của mình.

 

Cạnh tranh khốc liệt từ hàng tiêu dùng nhanh

 

Hiện thị trường tiêu dùng VN đang là đích ngắm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, do đó nhận biết được các lợi thế sẽ giúp doanh nghiệp VN nâng cao sức cạnh tranh của mình. 

 

 

 

 

Cạnh tranh khốc liệt từ hàng tiêu dùng nhanh
Người tiêu dùng chọn mua mì gói tại một siêu thị ở TP.HCM – Ảnh: NGỌC DƯƠNG

“Sức hấp dẫn của thị trường hàng tiêu dùng chưa bao giờ hết nóng. So với bối cảnh chung, đây là mức tăng khủng vì thị trường hiện không còn trông chờ vào sự tăng trưởng đạt mức hai chữ số nữa

Ông Nguyễn Huy Hoàng 
(giám đốc phát triển kinh doanh Kantar Worldpanel)

Trong khi nhiều doanh nghiệp chật vật để trụ vững tăng trưởng hoặc chặn đà giảm tiêu thụ hàng hóa thì không ít nhãn hiệu ngành hàng tiêu dùng nhanh đã tăng tốc đạt kết quả khá ấn tượng với sản lượng lẫn doanh số bán ra tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2016.

Sự biến đổi liên tục của thị trường đã tạo ra nhiều thách thức cho nhà sản xuất nhưng cũng là cơ hội để những doanh nghiệp nắm bắt tối đa hóa lợi nhuận, thay đổi cục diện thị phần.

Tăng trở lại

Theo đánh giá mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, sau một thời gian dài liên tục giảm, khoảng hai tháng gần đây thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) của VN ở nông thôn lẫn thành thị đã tăng trưởng trở lại dù mức tăng còn khiêm tốn, chỉ khoảng 4-5%.

Tuy nhiên, đáng chú ý có không ít thương hiệu đạt tăng trưởng mạnh lên vài chục phần trăm.

Trong rổ hàng thực phẩm đóng gói, mì gói là ngành hàng cạnh tranh sôi động nhất. Theo Kantar Worldpanel, thị trường mì gói trị giá 5.000 tỉ đồng của VN đang chứng kiến những sự thay đổi đáng kể trong phân chia thị phần giữa các thương hiệu.

Đặc biệt, thời gian qua thị trường chứng kiến thương hiệu mì gói “3 Miền” của Công ty Uniben (H.Hóc Môn, TP.HCM) tăng trưởng đến hai con số, riêng doanh thu quý 2-2016 tăng 16% và khối lượng tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Vẫn theo báo cáo mới nhất của Kantar Worldpanel, mì “3 Miền” là nhãn hiệu mì gói được chọn mua nhiều nhất ở khu vực nông thôn VN.

Không chỉ mặt hàng mì gói, những ngày giữa tháng 7-2016, các cổ đông của một số cổ phiếu ngành bột giặt đang niêm yết trên thị trường chứng khoán VN như bột giặt Net, bột giặt Lix, bột giặt Đức Giang (DGC)… cũng khá phấn khởi trước thông tin chốt quyền trả cổ tức, thưởng cổ phiếu của các doanh nghiệp này.

Cụ thể, bột giặt NET sẽ chi ra gần 48 tỉ đồng để trả cổ tức trong đợt trả thưởng tới đây với tỉ lệ 30%/cổ phiếu, tức mỗi cổ phiếu được nhận 3.000 đồng; DGC cũng lên kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu gần 19%; Lix thưởng cổ phiếu theo tỉ lệ 2:1…

Giá trị cổ phiếu sẽ đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy nếu nhìn vào mặt bằng cổ tức chung của toàn thị trường, mức cổ tức chia như vậy là không hề thấp.

Nằm trong ngành hàng có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, ngành bánh kẹo cũng chứng kiến sự tăng trưởng về doanh thu lẫn lợi nhuận của không ít doanh nghiệp như Công ty bánh kẹo Hải Hà có doanh thu thuần quý 2 tăng 18% lên 145 tỉ đồng, lãi gộp tăng gần 37%, chạm mức 25,7 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Huy Hoàng, giám đốc phát triển kinh doanh Kantar Worldpanel, cho biết việc một vài nhãn hiệu vẫn duy trì mức tăng trưởng tốt, thu hút thêm nhiều người mua hàng, chia lại ngôi vị thị phần trong bối cảnh thị trường chung chững lại hoặc giảm cho thấy nỗ lực bứt phá của các doanh nghiệp, đặc biệt ở thị trường nông thôn.

Chìa khóa đổi mới sáng tạo

Khảo sát của Kantar Worldpanel nhận định việc tiêu thụ sản phẩm tăng mạnh còn phản ánh khả năng tiếp cận người tiêu dùng của sản phẩm gắn với hệ thống phân phối bám sâu hơn, phủ rộng hơn.

Lý giải về mức tăng trưởng của mì “3 Miền”, ông Nguyễn Ngọc Kinh Luân, giám đốc tiếp thị Công ty Uniben, cho rằng câu chuyện của ngành thực phẩm đóng gói liên quan mật thiết đến việc đáp ứng những nhu cầu mới của người tiêu dùng.

Lâu nay thị trường mì gói được định hình bởi vị chua cay, hay nói cách khác, một thời gian dài hương vị chua cay thống lĩnh thị trường này, các nhà sản xuất thường lấy hương vị chua cay làm chủ đạo để phát triển các sản phẩm khác, trong khi thực tế người tiêu dùng vẫn thích khám phá những hương vị mới. Vấn đề là nhà sản xuất có thể cho ra được những hương vị mới đủ hấp dẫn để thay thế thói quen cũ.

“Các doanh nghiệp muốn lấy lại thị trường thì phải phát triển những hương vị khác với chua cay, những hương vị mà họ tin rằng sẽ ngon hơn như gần đây thị trường đang nổi lên với dòng mì gói hương vị bò bên cạnh tôm, thịt bằm chua cay…” – ông Luân nói thêm.

Theo ông Luân, trong ngành thực phẩm, yếu tố “ngon” thường xuất phát từ sự thân quen, gần gũi, đó là lý do vì sao bộ phận nghiên cứu phát triển của công ty không ngừng tìm tòi những sự tinh tế trong hương vị món ăn truyền thống, chắt lọc ra những hương vị tiêu biểu như sả, ớt hay các loại rau thơm để phát triển đa dạng sản phẩm.

Cạnh tranh khốc liệt

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, đặc thù ngành hàng tiêu dùng nhanh là số lượng doanh nghiệp tham gia khá đông, cạnh tranh vì thế cũng khốc liệt hơn.

Hiện thị trường tiêu dùng VN đang là đích ngắm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, do đó nhận biết được các lợi thế như am hiểu khẩu vị, thói quen địa phương sẽ giúp doanh nghiệp VN nâng cao sức cạnh tranh của mình. Nếu biết cách đáp ứng nhu cầu mới, hiểu được tâm lý người tiêu dùng thì nhà sản xuất hoàn toàn tăng được thị phần.

NHƯ BÌNH