23/01/2025

Muốn dễ xin việc cần học kỹ năng mềm

Dù có tấm bằng danh giá như thế nào mà thiếu kỹ năng mềm, thì khả năng xin được việc và thành công không cao. Vậy nên, trước khi chọn trường, chọn ngành và trong quá trình học tập, các bạn trẻ đặc biệt lưu tâm đến kỹ năng mềm.

 

Muốn dễ xin việc cần học kỹ năng mềm

Dù có tấm bằng danh giá như thế nào mà thiếu kỹ năng mềm, thì khả năng xin được việc và thành công không cao. Vậy nên, trước khi chọn trường, chọn ngành và trong quá trình học tập, các bạn trẻ đặc biệt lưu tâm đến kỹ năng mềm.




Sinh viên ngành du lịch Trường ĐH Văn Hiến thực hành hướng dẫn khách du lịch tham quan TP.HCM ///  Ảnh: V.A

Sinh viên ngành du lịch Trường ĐH Văn Hiến thực hành hướng dẫn khách du lịch tham quan TP.HCMẢNH: V.A


Nắm lấy chìa kh “kỹ năng mềm”
Kỹ năng mềm đang trở thành chìa khoá để các sinh viên sau khi tốt nghiệp các trường CĐ, ĐH… mở cánh cửa vào đời lập nghiệp. Dù tốt nghiệp tấm bằng hạng ưu do các trường danh giá cấp thì bạn vẫn có thể bị các nhà tuyển dụng “đánh rớt” vì thiếu kỹ năng mềm. Đáng báo động và buồn lòng khi có đến gần 80% nhà tuyển dụng chê sinh viên VN quá yếu những kỹ năng mềm như: khả năng ứng xử, tham gia hội thảo, làm việc nhóm, thuyết trình trước đám đông… mặc dù rất nhiều sinh viên có bảng điểm rất “đẹp”.
Câu chuyện cách đây không lâu, khi Tập đoàn Intel mở đợt tuyển dụng khổng lồ với nhu cầu 2.000 nhân viên, nhưng cuối cùng, họ rất thất vọng vì chỉ chọn được 40 ứng viên. Oái oăm là điều họ chê nhiều nhất không phải là kỹ năng cứng, kiến thức chuyên môn mà là kỹ năng mềm.
Kỹ năng mềm chủ yếu là những thuộc tính về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể “sờ nắm” nhưng lại quyết định bạn có thể làm được những công việc cụ thể hay trở thành người lãnh đạo, nhà ngoại giao, nhà quản trị kinh doanh…
Thực tế cho thấy kỹ năng cứng là nền tảng tiền đề. Muốn phát triển sự nghiệp, kỹ năng mềm mới đóng vai trò lớn. Có thể khó tin, nhưng những người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm. Sinh viên Phan Thanh Phong, đoạt giải nhất cuộc thi “Tôi khởi nghiệp – ĐH Ngân hàng” cho rằng yếu tố để thích nghi tốt với môi trường thực tế là ngoài kiến thức chuyên môn, cần tập trung phát triển kỹ năng mềm và khắc phục những nhược điểm của bản thân. Một nhóm doanh nhân ưu tú của Mỹ đã đưa ra 7 kỹ năng mềm cần thiết cho một lao động của thế kỷ 21 gồm: kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết các vấn đề, tư duy phản biện, sự say mê công việc, tính chuyên nghiệp, kỹ năng thuyết phục.
Đào tạo kỹ năng mềm – không thể khác
Tốt nghiệp là đồng hành với… thất nghiệp trở thành nỗi ám ảnh của tất cả sinh viên. Các nhà tuyển dụng cũng rất khát nguồn nhân lực làm được việc chứ không phải lý thuyết suông. Trước thực trạng này, nhiều trường ĐH, CĐ đã bắt đầu quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên để không lỗi thời so với yêu cầu của xã hội.
PGS-TS Nguyễn Minh Đức, Giám đốc điều hành phụ trách đào tạo Trường ĐH Văn Hiến, chia sẻ: “Để có thể cung cấp nguồn nhân lực cao đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường lao động trong và ngoài nước, thì điều rất quan trọng là phải đào tạo cho được những sinh viên không những giỏi kiến thức chuyên môn mà dứt khoát phải có kỹ năng mềm. Vì thế, nhiều năm qua Trường ĐH Văn Hiến đã đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, trường coi trọng tính ứng dụng, thực tế và đặt trọng tâm rất lớn vào phát triển từng cá nhân, tạo môi trường lý tưởng để sinh viên rèn luyện kiến thức, kỹ năng cũng như tính kỷ luật cần thiết. Đây là cách khắc phục những điểm yếu mà lao động Việt vấp phải”.
Ngay trong thời điểm, mùa tuyển sinh đang rộn rịp khắp cả nước, chọn trường để học được những kỹ năng mềm và ý thức đầy đủ tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng mềm là vô cùng cần thiết đối với các bạn trẻ. Nên nhớ, cùng với kỹ năng cứng thì những kỹ năng mềm được trang bị đầy đủ, sẽ giúp bạn dễ dàng mở cánh cửa vào đời lập nghiệp và tiến thân. Hãy nắm lấy chiếc chìa khoá “kỹ năng mềm”, vì nó quyết định phần lớn sự thành công của bạn.

 

Thiên Thảo