24/12/2024

ASEAN hết sức quan ngại về Biển Đông

Tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN – Mỹ, một số nước đã nhấn mạnh rằng hai phía trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của Toà trọng tài và duy trì luật pháp quốc tế.

 

ASEAN hết sức quan ngại về Biển Đông

Tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN – Mỹ, một số nước đã nhấn mạnh rằng hai phía trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của Toà trọng tài và duy trì luật pháp quốc tế.




Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) tham dự Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN - Trung Quốc  /// Lam Yên

 

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) tham dự Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN – Trung QuốcLAM YÊN


Trong khuôn khổ Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 49 (AMM-49) diễn ra tại thủ đô Vientiane của Lào, các bộ trưởng ngoại giao của khối hôm qua đã công bố Tuyên bố chung AMM-49, trong đó bày tỏ hết sức quan ngại về những diễn biến gần đây cũng như hiện nay tại Biển Đông.
Tuyên bố chung nói trên được công bố sau khi các bộ trưởng ngoại giao ASEAN tổ chức một phiên họp đột xuất vào sáng 25.7, theo sau 3 phiên họp trong ngày hôm trước. Mặc dù không trực tiếp nhắc đến Trung Quốc, nhưng tuyên bố ghi nhận những quan ngại của một số bộ trưởng về các hành động cải tạo và leo thang các hoạt động tại khu vực, điều đang gây xói mòn lòng tin, làm gia tăng căng thẳng và có thể hủy hoại hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực.
Tuyên bố khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hoà bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không qua khu vực trên Biển Đông. Tuyên bố cũng tái khẳng định sự cần thiết tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau, kiềm chế các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình và theo đuổi các giải pháp h bình cho những tranh chấp theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không quân sự hoá và kiềm chế tiến hành tất cả các hoạt động, bao gồm việc thay đổi hiện trạng mà có thể gây phức tạp tình hình và làm leo thang căng thẳng tại Biển Đông.
Tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trong khi nhấn mạnh việc thúc giục các bên làm việc hiệu quả và sớm thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), bao gồm cả việc tăng cường các cuộc gặp thường xuyên của các quan chức ASEAN và Trung Quốc và cuộc gặp của Nhóm làm việc chung về việc thực hiện DOC.
ASEAN hết sức quan ngại về Biển Đông - ảnh 1

Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 49 (AMM-49) diễn ra tại thủ đô Vientiane của LàoREUTERS

Kiềm chế ở Biển Đông
Tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN – Trung Quốc diễn ra sau đó, các bộ trưởng cũng đã thông qua Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc về thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, trong đó tái khẳng định các nguyên tắc của DOC, nhấn mạnh cần sớm đạt được COC nhằm thúc đẩy h bình, ổn định khu vực.
 
Cụ thể, các bên tái khẳng định sự tôn trọng và cam kết của mình đối với quyền tự do hoạt động hàng hải và bay trên vùng trời Biển Đông như đã được minh thị bởi các nguyên tắc được thừa nhận phổ quát trong luật pháp quốc tế, kể cả UNCLOS. Các bên chịu trách nhiệm thực hiện sự tự kiềm chế trong việc thi hành các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới h bình và sự ổn định, kiềm chế không tiến hành đưa người đến sinh sống trên những thực thể hiện không có người sinh sống.
Tại buổi họp báo chiều 25.7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết ông đã có buổi trao đổi “tích cực, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau” với những người đồng cấp ASEAN. “80% thời gian chúng tôi dành để thảo luận về hợp tác. Một số thành viên có đề cập đến tình hình tại Biển Đông và tôi cho rằng chỉ 20% thời gian thảo luận về vấn đề đó”, ông Vương Nghị nói.
Trước câu hỏi của Reuters về nội dung trong tuyên bố chung AMM-49, trong đó một số nước bày tỏ quan ngại về các hành động cải tạo và leo thang các hoạt động tại khu vực, gây xói mòn lòng tin, ông Vương Nghị cho biết Trung Quốc đã ngưng cải tạo đất. Ngược lại, Trung Quốc cũng quan ngại vì một số nước ngoài khu vực đưa tàu quân sự đến làm căng thẳng tình hình.
Ông Vương cũng công khai cảm ơn Campuchia vì ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong các tranh chấp trên biển và cảm ơn nước chủ nhà Lào vì “khách quan” trong các cuộc thảo luận.
Trong khi đó, trong bài phát biểu tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN – Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã ca ngợi ASEAN về tuyên bố theo đuổi “một hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ vốn bảo vệ quyền của tất cả quốc gia”. Theo Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner, tại hội nghị này, các ngoại trưởng đã tái xác nhận sự tôn trọng đầy đủ của ASEAN đối với tiến trình ngoại giao và pháp lý nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp.
ASEAN hết sức quan ngại về Biển Đông - ảnh 2

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc gặp bên lề Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN REUTERS

Một số nước nhấn mạnh rằng hai phía trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của T trọng tài và duy trì luật pháp quốc tế. Ngoài ra, Ngoại trưởng Kerry và những người đồng cấp ASEAN cũng nhất trí về tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ Nghị quyết 2270 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về việc ngăn chặn chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên.
Đề nghị Thái Lan phối hợp điều tra vụ bắn tàu cá Việt Nam
Ngày 25.7, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai. Phó thủ tướng yêu cầu Thái Lan phối hợp Việt Nam điều tra và xử lý triệt để vụ tàu ngư dân Việt Nam ngày 7 và 9.7 bị bắn tại vùng biển Thái Lan, không để tái diễn. Bộ trưởng Thái Lan khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam xử lý vụ này.

Mỹ – Trung xây dựng lòng tin
Phát biểu trong chuyến thăm Trung Quốc, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice hôm qua cho biết Washington xem trọng tiến bộ trong việc cải thiện mối quan hệ quân sự song phương.
“Các lãnh đạo quân sự của chúng ta đã liên lạc thường xuyên hơn và trực tiếp hơn so với trước đây”, bà Rice phát biểu trong cuộc gặp với Phó chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long. Theo Reuters, trong vài năm qua, nhiều sự cố đã xảy ra giữa lực lượng hai nước, chủ yếu tại Biển Đông, nơi Mỹ cáo buộc tàu và máy bay Trung Quốc áp sát nguy hiểm lực lượng Mỹ. Tuy nhiên, bà Rice cho biết nguy cơ xảy ra các hậu quả không lường trước đã được giảm thiểu nhờ các biện pháp xây dựng lòng tin được hai phía áp dụng.
Về phía Trung Quốc, ông Phạm nhấn mạnh nhu cầu làm sâu sắc mối quan hệ quân sự giữa hai nước nhằm “tránh hiểu nhầm và tính toán sai lầm”. Nhưng ông này đồng thời tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ không nhượng bộ trước áp lực từ bên ngoài trong vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông, theo Reuters. Ông Phạm cũng cảnh báo quan hệ giữa hai quân đội hiện đối mặt “những trở ngại và thách thức” mà nếu không xử lý đúng đắn sẽ làm xáo trộn và xói mòn tiến trình xây dựng lòng tin.

 

Lam Yên 
(từ Vientiane)