29/12/2024

Trung Quốc thách thức luật Biển

Trung Quốc luôn tìm cách dùng vũ lực để thống trị châu Á trong những năm qua, và dường như phiên toà quốc tế tại The Hague cũng không thuyết phục được nước này đổi ý.

 

Trung Quốc thách thức luật Biển

Trung Quốc luôn tìm cách dùng vũ lực để thống trị châu Á trong những năm qua, và dường như phiên toà quốc tế tại The Hague cũng không thuyết phục được nước này đổi ý.




Quân đội Trung Quốc trong một cuộc tập trận về tìm kiếm cứu nạn gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam /// Reuters

 

Quân đội Trung Quốc trong một cuộc tập trận về tìm kiếm cứu nạn gần quần đảo Hoàng Sa của Việt NamREUTERS


Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết đóng vai trò bước ngoặt của Toà trọng tài thường trực (PCA). Do không có cơ chế nào để buộc thi hành phán quyết, Trung Quốc vẫn cương quyết không buông tuyên bố về “đường chín đoạn”.
Âm mưu bá chủ – chư hầu
 
 

 Ai cũng có thể thấy Trung Quốc xem trọng các tuyên bố chủ quyền trên, vốn cung cấp mọi thứ từ các mỏ dầu và khí đốt dồi dào, ngư trường rộng lớn (chiếm khoảng 12% lượng đánh bắt hải sản trên toàn thế giới mỗi năm) đến lợi thế sâu xa hơn về mặt chiến lược, hơn là quan tâm đến thanh danh của chính mình trên trường quốc tế. Bất hạnh là điều này đồng nghĩa với việc khu vực sẽ trở nên bất ổn hơn chứ không phải Trung Quốc là phía phải đối đầu với khó khăn.

Trung Quốc không chỉ nhằm vào mục đích khống chế Biển Đông mà còn không ngừng thách thức hiện trạng chủ quyền tại Hoa Đông và dãy Himalaya. Theo cách nhìn của giới lãnh đạo nước này, thành công có nghĩa là đẩy các quốc gia Đông Nam Á xuống vị thế chư hầu. Trên thực tế, thái độ khinh thị quá sức rõ ràng của Trung Quốc trước các cuộc hoà giải, phân xử hoặc phán xét quốc tế đã gạt bỏ khả năng giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Chắc chắn là Trung Quốc sẽ không tìm cách thống trị châu Á trong một đêm. Thay vào đó, nước này theo đuổi cách tiếp cận tích tụ để định hình khu vực dựa trên lợi ích của chính mình. Thay vì phát động một cuộc xâm lăng theo kiểu cũ, một phương pháp có thể đối đầu trực tiếp với Mỹ, Trung Quốc đang tạo ra những thực tế mới bằng cách gây nên sự hoang mang, đồng thời hiếp đáp và mua chuộc đối thủ.
Để phá hoại các nỗ lực vun đắp được sự đồng thuận quốc tế chống lại chủ nghĩa đơn phương của mình, Trung Quốc khởi xướng và duy trì các thoả thuận đầu tư và viện trợ hào phóng cho các nước đang có nhu cầu. Trong cuộc chạy đua nước rút trước khi có phán quyết, Trung Quốc đã sử dụng ảnh hưởng để buộc ASEAN rút lại tuyên bố chung với nội dung chỉ trích vai trò của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Tất nhiên, năng lực mua chuộc và thao túng của Trung Quốc cũng có giới hạn. Có rất ít quốc gia nào tại châu Á muốn làm bạn với Trung Quốc, một điểm mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã đề cập trong bài phát biểu nhấn mạnh thực tế rằng Trung Quốc đang dựng lên “một Vạn lý trường thành của sự tự cô lập”. Bắc Kinh phản ứng bằng cách viện dẫn sự ủng hộ của các nước xa xôi như Sierra Leone và Kenya.
Trung Quốc thách thức luật Biển - ảnh 1

Trung Quốc đang lộ rõ tham vọng khống chế Biển Đông và nhiều nơi khácREUTERS

Phản ứng yếu ớt
Hiện những lời chỉ trích tham vọng chiếm đoạt lãnh hải của Trung Quốc tập trung vào việc thuyết phục lãnh đạo Bắc Kinh không tiếp tục mở rộng hoạt động bành trướng, hơn là buộc nước này phải rời khỏi 7 bãi đá ngầm đã được bồi đắp xong để làm tiền đồn quân sự tại Biển Đông. Cộng đồng quốc tế có lẽ chẳng thích thú gì chuyện Trung Quốc đã làm nhưng nước này dường như sẵn sàng chấp nhận điều đó.
Trung Quốc cũng chẳng màng phải lưu ý đến thực tế trên, nhất là khi cộng đồng quốc tế không có phản ứng nặng ký nào trước hai động thái vô cùng càn rỡ của Bắc Kinh: hành vi phong toả bãi cạn Scarborough vào năm 2012 và việc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên vùng trời Hoa Đông mà nước này không hề có quyền kiểm soát. Kể từ đó, giới lãnh đạo Trung Quốc càng thêm tăng tốc các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo tại Biển Đông.
Việc Trung Quốc thách thức phán quyết của PCA sẽ giáng một đòn mạnh vào luật quốc tế. Giống như Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian gần đây đã nói, nếu UNCLOS bị khinh nhờn tại Biển Đông, “thì nó cũng sẽ lâm nguy tại Bắc Cực, Địa Trung Hải và những nơi khác ngay ngày mai”.
© Project Syndicate

 

Brahma Chellaney 
(Thuỵ Miên lược dịch)