29/12/2024

Hạ nhiệt Biển Đông 
bằng ngoại giao thầm lặng

Các quan chức Mỹ tiết lộ Washington đang sử dụng chính sách ngoại giao thầm lặng để thuyết phục các nước trong khu vực Biển Đông không làm tình hình nóng lên sau phán quyết của toà trọng tài về vụ Philippines kiện Trung Quốc.

 

Hạ nhiệt Biển Đông 
bằng ngoại giao thầm lặng

 

Các quan chức Mỹ tiết lộ Washington đang sử dụng chính sách ngoại giao thầm lặng để thuyết phục các nước trong khu vực Biển Đông không làm tình hình nóng lên sau phán quyết của toà trọng tài về vụ Philippines kiện Trung Quốc.

 

 

 

 

Hạ nhiệt Biển Đông 
bằng ngoại giao thầm lặng
Tàu chiến Mỹ tuần tra trên Biển Đông – Ảnh: Reuters

Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế không thực hiện những hành vi khiêu khích, hành động cưỡng ép, cố gắng sử dụng vũ lực. Chúng tôi muốn tất cả các bên tôn trọng pháp quyền, luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982

Phó trợ lý ngoại trưởng phụ trách
 Đông Á và Thái Bình Dương COLIN WILLETT

“Chúng tôi muốn tình hình được hạ nhiệt để có thể giải quyết vấn đề một cách có lý trí thay vì cảm xúc” – Reuters ngày 14-7 dẫn lời một nhà ngoại giao Mỹ. Theo vị này, sở dĩ gọi “ngoại giao thầm lặng” là vì thông điệp hạ nhiệt được gửi tới Philippines, Indonesia, Việt Nam và các quốc gia châu Á khác thông qua các cơ quan ngoại giao của Mỹ ở nước ngoài. Đồng thời, một số quan chức cao cấp trong chính quyền Tổng thống Barack Obama cũng đã trực tiếp điện đàm với những người đồng cấp ở các quốc gia liên quan.

Động thái của Trung Quốc khiến Mỹ lo ngại

Tuy nhiên, nỗ lực hạ nhiệt Biển Đông sau phán quyết 12-7 ngay lập tức gặp thách thức khi Đài Loan ngày 13-7 điều động tàu khu trục Khang Định tới đảo Ba Bình để “làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải của Đài Loan”. Chưa hết, cùng ngày, Trung Quốc đã đưa hai máy bay dân sự hạ cánh ở hai sân bay mà nước này xây dựng trên các bãi đá chiếm đóng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Những động thái này khiến Mỹ lo ngại sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. “Điều chúng tôi mong muốn là khu vực đang rất căng thẳng này sẽ lắng dịu xuống. Các bên nên dành thời gian suy nghĩ về giải pháp để tiến tới hòa bình” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner chia sẻ trong một cuộc họp báo hôm 13-7. Nghị sĩ Dân chủ Ben Cardin, thành viên cấp cao của Uỷ ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, cho biết khả năng đối đầu trên Biển Đông sẽ giảm xuống nếu các nước liên quan phối hợp với Mỹ thay vì hành động riêng rẽ.

Tiếp tục tuần tra để 
bảo đảm tự do hàng hải

Trong một diễn biến khác, sáng 14-7 (giờ Hà Nội), phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Colin Willett đã chủ trì cuộc họp báo qua điện thoại tại trụ sở của Bộ Ngoại giao Mỹ về chủ đề tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông với phóng viên các nước, trong đó có báo Tuổi Trẻ. Tuy chủ đề chung là tranh chấp ở Biển Đông nhưng bà Willett và phóng viên các nước đều tập trung nói về phán quyết của tòa trọng tài.

Trong bài phát biểu mở đầu, bà Willett khẳng định phán quyết của tòa mang tính ràng buộc. Bà Willett nêu bốn điểm chính của phán quyết mà Washington muốn nhấn mạnh, bao gồm:


1. Toà kết luận không có căn cứ lịch sử cho đường chín đoạn.


2. T xác định các thực thể mà Philippines tuyên bố chủ quyền có vùng lãnh hải không lớn hơn 12 hải lý.

3. Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo đã can thiệp và vi phạm các quyền của Philippines.

4. Việc cải tạo đất đá quy mô lớn và các phương pháp đánh cá của Trung Quốc đã gây tổn hại cho môi trường biển.

Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về việc nếu có bên nào gây ra những hành động khiêu khích, gây căng thẳng trong khu vực do không hài lòng với phán quyết thì Mỹ sẽ phản ứng ra sao, bà Willett cho rằng ở thời điểm hiện tại, điều quan trọng là các bên không làm gia tăng căng thẳng, không đưa ra hành động khiêu khích.

Báo Rappler của Philippines hỏi liệu Mỹ sẽ tiếp tục những hành động bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông sau phán quyết của t hay không, bà Willett cho hay chính sách của Mỹ vẫn nhất quán, theo đó Washington vẫn sẽ tiếp tục những hành động phù hợp với luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Theo bà Willett, các hoạt động bảo đảm tự do hàng hải là những hoạt động mà Washington đã duy trì trong hàng thập kỷ qua nhằm bảo vệ quyền bay, di chuyển và đi ở bất kỳ nơi nào trên biển miễn là luật pháp quốc tế cho phép. Bà Willett khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động tuần tra bảo đảm tự do hàng hải.

Phóng viên của báo The Nation (Thái Lan) cho biết trước và sau khi t ra phán quyết, Trung Quốc đã tuyên bố tập trận và nói có thể thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), nước Mỹ sẽ phản ứng như thế nào? Bà Willett cho rằng bất cứ hành động nào gây cản trở tự do hàng hải, hàng không trong khu vực đều là những hành động mang tính khiêu khích, không được cộng đồng quốc tế chấp nhận.

Muốn thảo luận về Biển Đông tại ASEM

Ngày 14-7, Philippines kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của tòa trọng tài. Ban đầu, sau phán quyết 12-7, Philippines đã tỏ ra kiềm chế nhưng tới hôm qua thì mọi việc đã có những chuyển biến mới. Manila đã thể hiện lập trường cứng rắn hơn trong một tuyên bố cho biết ưu tiên của Ngoại trưởng Perfecto Yasay khi tham dự Hội nghị cấp cao Á – Âu (ASEM) tại Mông Cổ trong tuần này là “thảo luận về cách tiếp cận hoà bình dựa trên phán quyết về vấn đề Biển Đông và sự cần thiết của các bên trong việc tôn trọng phán quyết”.

Tương tự, bất chấp phản đối của Trung Quốc khi cho rằng ASEM “không phải là địa điểm thích hợp” để thảo luận về Biển Đông, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng tuyên bố rằng ông muốn thảo luận về Biển Đông tại ASEM.

ANH THƯ

ANH THƯ – TRẦN PHƯƠNG – QUỲNH TRUNG