23/01/2025

500.000 doanh nghiệp là không hề viển vông

Đó là khẳng định của Bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng trước băn khoăn của nhiều doanh nghiệp về mục tiêu đạt 500.000 doanh nghiệp vào năm 2020 của TP.HCM tại hội nghị lấy ý kiến dự thảo kế hoạch thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP (ngày 16.5.2016) của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 được tổ chức hôm qua 3.7.

 

500.000 doanh nghiệp là không hề viển vông

Đó là khẳng định của Bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng trước băn khoăn của nhiều doanh nghiệp về mục tiêu đạt 500.000 doanh nghiệp vào năm 2020 của TP.HCM tại hội nghị lấy ý kiến dự thảo kế hoạch thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP (ngày 16.5.2016) của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 được tổ chức hôm qua 3.7.





Bí thư Đinh La Thăng phát biểu chỉ đạo /// Ảnh: Khả Hòa

 

Bí thư Đinh La Thăng phát biểu chỉ đạoẢNH: KHẢ HOÀ


Chất lượng hay số lượng
 
 
500.000 doanh nghiệp là không hề viển vông - ảnh 1
Nếu DN tư nhân đạt được 
những yêu cầu Chính phủ đề ra để vay vốn
từ nguồn ODA, thì nên giao luôn đồng hành, chia sẻ và phục vụ vô điều kiện DN 
500.000 doanh nghiệp là không hề viển vông - ảnh 2
 
Bí thư Thành uỷ TP.HCM Đinh La Thăng
 

Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, TP hiện có 12 triệu dân, số liệu đăng ký kinh doanh tại Sở KH-ĐT khoảng 250.000 doanh nghiệp (DN), song số DN hoạt động thực sự, có hồ sơ quản lý tại Cục Thuế TP.HCM khoảng 170.000 DN. TP.HCM đặt ra mục tiêu đến năm 2020, phải nâng số DN của TP lên con số 500.000.

 
 

 

Tuy nhiên, theo ý kiến đa số đại diện DN, chạy đua phát triển số lượng DN cao gấp đôi số hiện tại là điều thiếu thực tế. Ông Nguyễn Lộc, Tổng giám đốc Công ty CP dây cáp điện VN (Cadivi) phân tích: “Hiện tại TP có 250.000 DN nhưng hơn 30% số đó không hoạt động. Chúng ta có 4 năm nữa để tăng gấp đôi số lượng DN hiện nay liệu có khả thi không? Thế nên, TP đặt mục tiêu này thì phải có chính sách hỗ trợ DN khởi nghiệp, tạo vườn ươm DN, xây dựng lộ trình; trong số 500.000 DN đó, sẽ có bao nhiêu DN có thể phát triển mạnh mang tầm khu vực và quốc tế để tập trung hỗ trợ? Các ban ngành phải vào cuộc thế nào?”, ông Lộc đặt vấn đề và cũng kiến nghị TP nên cho DN tư nhân tham gia vào các dự án sử dụng vốn ODA chứ không phải cứ ODA là “đặc quyền” của DN nhà nước.
Đồng quan điểm, ông Võ Tấn Thịnh, Tổng giám đốc Công ty cáp Thịnh Phát cho rằng, không nhất thiết phải chạy đua theo con số mà nên hỗ trợ DN phát triển đầu ra, chọn những DN tốt, có đầu tư công nghệ để hỗ trợ họ lớn mạnh thành tập đoàn… Ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa cao su TP.HCM nói thẳng, mục tiêu về con số 500.000 DN trong 4 năm tới là “mơ hồ, khó thực hiện”. “Chúng ta đặt ra mục tiêu phát triển con số DN, tức là đi ngược lại xu thế là cần phát triển DN lớn mạnh lên. Theo tôi, nên đặt mục tiêu DN lớn mạnh lên, vươn tầm ra khu vực và phục vụ nhu cầu đất nước thế nào”, ông Anh nhận xét.
Trước những ý kiến trên, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng khẳng định: “TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước, song song phát triển chất lượng phải phát triển số lượng. Mục tiêu đưa ra đã được tính toán, cân nhắc kỹ”. Ông Thăng cũng cho rằng tiềm năng, thế mạnh của TP chưa được khai thác hết nên bình quân mỗi tháng có thêm 3.000 DN thành lập mới cũng không khó. Vấn đề là làm thế nào để nâng số lượng DN thành lập mới lên, nhưng giảm số DN không hoạt động xuống mức thấp nhất. Đó mới là trách nhiệm nặng nề cần phải làm.
Quy định 5 ngày, thực tế mất 5 tuần
Góp ý về chính sách, ông Nguyễn Quốc Anh cho rằng, cơ chế một cửa trong cải cách hành chính chưa thật sự “thấm” trong vận hành bộ máy hành chính hiện nay. “Chúng tôi cần một văn bản của sở, theo quy định 5 ngày sau sẽ được cấp. Tuy nhiên, nội dung văn bản này cần hỏi ý kiến huyện, vậy là đúng
5 ngày sau, chúng tôi lên sở nhận được giấy chuyển hỏi ý kiến huyện. Đưa xuống huyện, chờ 1 tuần sau huyện mới chuyển lên sở, đường sá xa xôi mất 3 ngày văn bản mới đến. Rồi sở lại xem xét thêm thời gian “đúng quy trình thủ tục” nữa. Nhiều giấy tờ chỉ cần 5 ngày theo quy định nhưng chúng tôi chạy tới chạy lui mất 5 tuần mới có. Không ách tắc ở khâu nào, không ai làm khó, nhưng cứ theo quy định kiểu này và quản lý thiếu tính liên thông điện tử thế này, DN quá khổ vì tốn quá nhiều thời gian công sức đi lại” – ông phản ánh.
Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội Các DN khu chế xuất – khu công nghiệp TP.HCM (HBA) thì cho rằng, 2 năm qua, những thủ tục “đẻ” thêm giấy phép con vẫn chưa hề thay đổi. Chính sách một cửa chưa thành công bởi công tác liên thông quản lý theo ngành dọc, ngang đều chưa đạt. Chẳng hạn để hỗ trợ DN đưa hàng vào siêu thị, quy định chi phí phân phối “danh chính ngôn thuận” là 15%, song thực tế mỗi siêu thị lại đòi thêm chi phí nữa nên có lúc lên đến 25% hoặc có trường hợp lên đến 30%…
Liên quan đến yêu cầu tăng tính liên thông giữa các sở, ngành, quận huyện, Bí thư chỉ đạo TP.HCM quyết liệt xây dựng cho được cơ sở dữ liệu để DN khi cần dễ tra cứu, không mất công đi lại nhiều. Ông Thăng cũng đồng ý cho phép DN tư nhân tham gia vào những dự án sử dụng vốn ODA và đặt vấn đề: “Nếu DN tư nhân đạt được những yêu cầu Chính phủ đề ra để vay vốn từ nguồn ODA, thì nên giao luôn đồng hành, chia sẻ và phục vụ vô điều kiện DN”.

Nguyên Nga