26/12/2024

Ngoài kiến thức, học sinh không biết gì!

Gửi con đến trường học, phụ huynh ngày nay mong muốn con không chỉ nhận được kiến thức mà còn các kỹ năng khác.

 

Ngoài kiến thức, học sinh không biết gì!

Gửi con đến trường học, phụ huynh ngày nay mong muốn con không chỉ nhận được kiến thức mà còn các kỹ năng khác.




Học sinh lớp 12 tại TP.HCM trong giờ học ngoại khóa môn văn /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Học sinh lớp 12 tại TP.HCM trong giờ học ngoại khóa môn vănẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH


Thế nhưng, thực trạng giáo dục ở trường phổ thông vẫn tập trung nhiều vào các môn học ở trên lớp, chưa chú ý đúng mức các hoạt động giáo dục mang tính trải nghiệm, rèn luyện đạo đức và kỹ năng.
Vấn đề này được đặt ra tại hội thảo “Về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức ngày 21.6.
Chỉ chú trọng dạy kiến thức hàn lâm
Tại hội thảo, PGS-TS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng giáo dục ở trường phổ thông hiện nay vẫn tập trung nhiều vào các môn học ở trên lớp, chưa chú ý đúng mức các hoạt động giáo dục mang tính trải nghiệm, rèn luyện đạo đức và kỹ năng. Sách giáo khoa chỉ chú trọng cung cấp thông tin, ít quan tâm đến việc hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học. Chương trình học ở trường phổ thông quá thiên về truyền đạt kiến thức lý thuyết, hàn lâm mà ít chú ý giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Chưa kể chương trình nghiêng về hoạt động cá thể, thiếu phát triển kỹ năng hợp tác, quan hệ với người khác, chưa giúp học sinh (HS) tham gia hoạt động nhóm.

. Số lượng HS dự thi năm nay giảm hơn 7.000 so với năm trước.

 


“Chương trình quá chú trọng việc dạy kiến thức mà chưa tiếp cận giáo dục toàn diện, tổng thể, chưa đạt mục tiêu trong mối quan hệ với kiến thức, kỹ năng, tư duy, thái độ…”, ông Oanh nhấn mạnh.
Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, thừa nhận chương trình học của THCS, THPT nặng về cung cấp kiến thức. Ông Hiếu nêu ví dụ: “Chẳng hạn để HS hiểu về lòng yêu nước, tự tôn dân tộc thì không phải tất cả các nhân vật lịch sử, giai đoạn lịch sử đều cần đưa vào sách giáo khoa. Thay vì vậy, cần chú trọng việc hướng dẫn khả năng nghiên cứu một giai đoạn lịch sử cụ thể, hiểu phương pháp nghiên cứu để HS tự học”.
Theo ông Hiếu, hiện tại HS bậc THPT học 13 môn, 30 tiết/tuần thì rất nặng nề, căng thẳng. Với thời lượng và kiến thức như hiện tại thì không có cách nào thực hiện giáo dục toàn diện, đảm bảo HS được học những thứ các em yêu thích.
Ông Hiếu cũng cho rằng việc phát triển giáo dục toàn diện cần đồng bộ ngay từ cấp tiểu học nhưng hiện nay một lớp học thường từ 56 – 60 HS, trang thiết bị cho các hoạt động rèn luyện kỹ năng, học tập toàn diện còn rất hạn chế. Theo ông Hiếu, TP.HCM dù được đầu tư rất lớn cho giáo dục nhưng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới học tập của HS. “Bài toán đặt ra ở đây là giáo dục toàn diện phải bắt đầu cơ cấu lại từ những việc rất nhỏ. Ngân sách cần đầu tư như thế nào để đảm bảo tất cả các trường học đều có điều kiện cơ bản để đảm bảo giáo dục toàn diện cho HS”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Ngoài kiến thức, học sinh không biết gì! - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Giáo viên quyết định thành bại đổi mới giáo dục

Ngành giáo dục đang đứng trước một đợt đổi mới căn bản, toàn diện. Từ thực tế những gì đang diễn ra và qua phát biểu mới đây của người đứng đầu ngành, có thể thấy chất lượng giáo viên được nhắc đến như điều kiện tiên quyết làm nên công cuộc đổi mới này.
Thay đổi nhận thức giáo viên
Giải pháp để HS có thể được giáo dục toàn diện, theo ông Hiếu, HS tiếp cận tất cả các môn học chỉ dừng ở bậc THCS là đủ, lên THPT nên học theo môn học tự chọn. Cơ cấu chương trình giáo dục tổng thể mới mà Bộ GD-ĐT ban hành rất phù hợp. Vì vậy, giáo dục phổ thông hiện nay cần cải cách lại.
Bên cạnh đó, ông Ngô Minh Oanh cho rằng muốn thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện, thực hiện thành công cuộc đổi mới giáo dục, rất cần sự thay đổi trong nhận thức và hành động của mỗi thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đồng thời việc đổi mới trong giáo dục toàn diện đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá hình thức và cả quá trình tổ chức giáo dục ở trường phổ thông. Về vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng rất cần sự gắn kết giữa các trường sư phạm và các đơn vị tuyển dụng để có kế hoạch bồi dưỡng năng lực tại chỗ cho giáo viên thông qua những khoá học ngắn hạn.

Dù vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng, nhưng theo Bộ GD-ĐT thời gian qua công tác dự báo quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ này chưa được chú trọng đúng mức, cũng như chưa có những biện pháp hiệu quả để đáp ứng nhu cầu sử dụng và đổi mới giáo dục.  

 


Bà Hồ Thị Thu Hồ, Khoa Sư phạm Trường ĐH Cần Thơ, cũng nhận định để thực hiện được giáo dục toàn diện cho HS cũng rất cần sự hiểu biết từ phía phụ huynh.
Trên cơ sở các quan điểm mới về phát triển toàn diện con người, thạc sĩ Hồ Sỹ Anh (Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) đề xuất các yếu tố cần thiết cho phát triển toàn diện HS: đức, trí, thể, mỹ, tình cảm, xã hội và nghề nghiệp.

 

Lam Ngọc