26/12/2024

Mở đường trên cao vào sân bay Tân Sơn Nhất

Một nhà đầu tư trong nước đang đề xuất xây dựng tuyến đường trên cao đầu tiên ở TP.HCM với tổng mức đầu tư 15.000 tỉ đồng. Dự kiến tuyến đường sẽ khởi công vào năm 2017.

 

Mở đường trên cao vào sân bay Tân Sơn Nhất

Một nhà đầu tư trong nước đang đề xuất xây dựng tuyến đường trên cao đầu tiên ở TP.HCM với tổng mức đầu tư 15.000 tỉ đồng. Dự kiến tuyến đường sẽ khởi công vào năm 2017.




Tình trạng ùn xe tại khu vực Lăng Cha Cả, gần sân bay Tân Sơn Nhất /// Ảnh: An Huy

 

Tình trạng ùn xe tại khu vực Lăng Cha Cả, gần sân bay Tân Sơn NhấtẢNH: AN HUY


Trả lời PV Thanh Niên hôm qua (21.6), ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII), xác nhận công ty đã thành lập Công ty TNHH đầu tư đường trên cao số 1 với tỷ lệ tham gia góp vốn là 80% để triển khai, quản lý dự án đường trên cao từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm TP.
“Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 15.000 tỉ đồng, trong đó có 6.000 tỉ đồng chi cho việc giải phóng mặt bằng. Chúng tôi cam kết đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án. Nếu các thủ tục hoàn thành, nhất là giải phóng mặt bằng thuận lợi thì năm 2017 có thể khởi công và hoàn thành sau 3 năm xây dựng. Dự án có sự tham gia của đối tác Nhật Bản, sử dụng công nghệ hiện đại của Nhật”, ông Bình nói.
Đầu tư BOT
Dự án đường trên cao số 1 sẽ bắt đầu từ nút giao Lăng Cha Cả (giáp giới Q.Tân Bình – Q.Phú Nhuận) rồi chạy dọc đường Trần Quốc Hoàn – Phan Thúc Duyện – Hoàng Văn Thụ – Phan Đăng Lưu – Phan Xích Long – Phan Xích Long nối dài – giao với đường Điện Biên Phủ. Sau đó, sẽ có một nhánh xuống nút giao đường Điện Biên Phủ; nhánh còn lại đi theo đường Ngô Tất Tố và kết thúc ở cầu Phú An (P.22, Q.Bình Thạnh). Tổng chiều dài của tuyến đường là 9,5 km, bề rộng cho 4 làn xe. Hình thức đề xuất đầu tư là BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao).
Qua khảo sát sơ bộ của CII, số lượng nhà, công trình phải giải tỏa nặng nhất là đoạn từ Phan Xích Long nối dài đến Điện Biên Phủ và đoạn Ngô Tất Tố hạ xuống cầu Phú An, Q.Bình Thạnh. Về số vốn đầu tư, ông Bình cho biết sẽ huy động vốn thông qua liên danh, liên kết với các công ty có tiềm lực về tài chính; đồng thời sử dụng vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng và có thể phát hành trái phiếu công trình.
Nên kết nối thẳng vào trung tâm
Theo quy hoạch GTVT do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1997, đến năm 2020 TP.HCM xây dựng hoàn thành 5 tuyến đường trên cao, nhưng đến nay vẫn chưa có tuyến nào được khởi công xây dựng. Từ năm 2007, TP.HCM đã ký một bản ghi nhớ với một tập đoàn xây dựng lớn của Hàn Quốc để triển khai với hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng) đối với tuyến đường trên cao số 1. Thế nhưng, do gặp khó khăn về tài chính, nhà đầu tư sau đó xin ngừng theo đuổi dự án.
Theo ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cả 5 dự án xây dựng đường trên cao tại TP.HCM đều đã có trong quy hoạch, cụ thể chi tiết các thông số kỹ thuật, hướng tuyến. Tiến độ chậm chủ yếu do tổng mức đầu tư các tuyến đường trên cao rất lớn, nguồn vốn ngân sách lại không đủ, việc kêu gọi nhà đầu tư tham gia thì gặp khó khăn nên tiến độ triển khai xây dựng các tuyến đường theo quy hoạch bị chậm. “Việc CII đề xuất tự bỏ kinh phí đầu tư xây dựng ngành GTVT hết sức ủng hộ. Sau khi hoàn thành toàn bộ tuyến đường, nhà đầu tư sẽ khai thác bằng cách thu phí giao thông để hoàn vốn. Tuy nhiên, sau buổi làm việc với CII mới đây, chúng tôi đã yêu cầu họ hoàn thiện thêm một số vấn đề trong đề án để Sở GTVT báo cáo đề xuất UBND TP”, ông Cường cho biết.
Chuyên gia giao thông Phạm Sanh cũng đánh giá cao việc có nhà đầu tư làm đường trên cao để giải quyết kẹt xe cho TP.HCM. Tuy nhiên, ông Sanh cho rằng nên đưa tuyến đường đi thẳng vào trung tâm chứ không chỉ đi lòng vòng, bởi theo lộ trình đề xuất đường nêu trên, không khéo sẽ gây kẹt xe. “Hiện nay đường Phạm Văn Đồng đã thành đường xuyên tâm vào đến tận sân bay Tân Sơn Nhất chứ không còn là đường vành đai như quy hoạch trước đây nữa. Mặt khác, sân bay Tân Sơn Nhất đã quá tải, nên chức năng chính của đường trên cao số 1 phải phục vụ sân bay và kết nối
đường Phạm Văn Đồng. Vì vậy, nên nghiên cứu kéo dài đường trên cao số 1 vào hướng sân bay (hiện nay điểm đầu tại nút giao Lăng Cha Cả) để mang tính tiếp cận hơn. Mặt khác, khi điều chỉnh hướng tuyến đường trên cao số 1 đi vào thẳng trung tâm (có thể nghiên cứu đi theo hướng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Văn Trỗi), sẽ giúp người dân TP từ trung tâm vào sân bay nhanh hơn và ngược lại”, ông Sanh phân tích và đề xuất về lâu dài có thể nối sang Q.4, Q.7.
Các tuyến đường trên cao còn lại   
– Tuyến số 2: dài gần 12 km, giao với đường trên cao số 1 tại nút giao Lăng Cha Cả – Bùi Thị Xuân – vị trí cầu số 5 trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè – hẻm số 656 Cách Mạng Tháng Tám – Bắc Hải – hẻm số 2 Thiên Phước – hẻm số 654 Âu Cơ – dọc theo công viên Đầm Sen – rạch Bàu Trâu – đường Chiến Lược – hương lộ 2, kết thúc tại điểm giao với QL1 (vành đai 2).
– Tuyến số 3: dài hơn 8 km, giao với tuyến số 2 tại đường Thành Thái – Lý Thái Tổ – Nguyễn Văn Cừ – rạch Ông Lớn – Nguyễn Văn Linh.
– Tuyến số 4: dài hơn 7 km, bắt đầu từ QL1 (giao với tuyến trên cao số 5) – Vườn Lài – vượt sông Vàm Thuật tại vị trí rạch Lăng và đường sắt bắc – nam (tại khu vực cầu Đen) – đường Phan Chu Trinh quy hoạch kéo dài qua khu vực chung cư Mỹ Phước rồi nối vào đường Điện Biên Phủ, giao với tuyến số 1.
– Tuyến số 5: dài 34 km, đi trùng đường vành đai 2 (QL1) từ nút giao Trạm 2 đến nút giao An Lạc.

 

N.Đình Mười