02/11/2024

Ngân hàng thừa tiền nhưng không cho vay được

Nhiều ngân hàng đang ứ thừa vốn song lại không cho vay được.

 

Ngân hàng thừa tiền nhưng không cho vay được

Nhiều ngân hàng đang ứ thừa vốn song lại không cho vay được.




Ngân hàng trải thảm cho doanh nghiệp tốt  /// Ảnh: Ngọc Thắng

 

Ngân hàng trải thảm cho doanh nghiệp tốtẢNH: NGỌC THẮNG


Theo báo cáo gần nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất (LS) qua đêm bình quân trên thị trường liên NH đã giảm sâu xuống mức 0,66%/năm. Đây là mức lãi suất thấp nhất trong nhiều năm nay, cộng với giao dịch trên thị trường mở (OMO) nhiều thời điểm ở mức thấp và không đáng kể, cho thấy nhiều NH đang cải thiện rõ rệt thanh khoản. Thêm vào đó, NHNN đã mua vào khoảng 8 tỉ USD trong 3 tháng qua để cải thiện dự trữ ngoại hối, đồng nghĩa đã có hơn 150.000 tỉ đồng đã được bơm ra thị trường. Việc này giúp thanh khoản các NH càng trở nên dồi dào hơn.
“Đỏ mắt” tìm người vay
 
 
Ngân hàng thừa tiền nhưng không cho vay được - ảnh 1
Doanh nghiệp tốt thì đã vay rồi, còn lại đa phần doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện tín dụng, không có tài sản đảm bảo, nợ xấu đầm đìa…

Ngân hàng thừa tiền nhưng không cho vay được - ảnh 2
 
Tổng giám đốc một NH TMCP

 

Thừa vốn, nhưng NH lại đang nghẽn đầu ra. Tổng giám đốc một NH TMCP cho hay nhu cầu vay vốn ở nhiều doanh nghiệp (DN) là có, và dù đang “đỏ mắt” tìm khách hàng nhưng NH lại không thể cho vay. “DN tốt thì đã vay rồi, còn lại đa phần DN không đáp ứng được điều kiện tín dụng, không có tài sản đảm bảo, nợ xấu đầm đìa…”, ông cho biết. Chính vì vậy, cho dù NH có hạ LS cho vay xuống để khuyến khích DN thì cũng không phải là giải pháp để tăng cho vay. Trong khi đó, NH còn bị nợ xấu cầm chân khi tỷ lệ này tăng từ 2,55% vào tháng 12.2015 lên 2,62% vào cuối tháng 3 này.

Theo số liệu NHNN, tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay đạt 5,48%, cao hơn con số 5,22% vào cuối tháng 5.2015. Cho vay bằng tiền đồng thậm chí còn tăng trưởng nhanh hơn, theo Công ty chứng khoán HSC ước tính, dư nợ bằng tiền đồng đã tăng 6,75%, cho vay bằng ngoại tệ giảm gần 6% so với đầu năm. Trong khi đó, tăng trưởng huy động đạt 7,01%, tăng 18,3% so cùng kỳ. Lãnh đạo một NH cho biết hiện nay nơi hút vốn nhất là bất động sản. Thị trường này hồi phục có cầu vốn lớn nên nhiều NH đã hăm hở đổ một phần tiền cho vay chủ đầu tư và cả người đi mua nhà.
Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM, công nhận nhiều DN còn cân nhắc, chưa muốn đi vay vì tình hình kinh doanh, sản xuất chưa thuận lợi. Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thuỷ sản và thương mại Thuận Phước, nhận xét NH chỉ trải thảm mời một số DN tốt. Thời điểm NHNN ngưng cho vay ngoại tệ, NH cho vay tiền đồng đối với những DN này ở 5 – 5,5%/năm, trong khi DN khác sẵn sàng vay ở mức 9 – 10% thì bị lắc đầu. Từ ngày 1.6, cho vay ngoại tệ được nới lỏng trở lại, các DN tốt được vay vốn ở mức thấp chỉ 1,8%. Ông cho rằng, nếu một năm trước đây DN còn làm ăn tốt thì từ quý 1 bắt đầu chững lại. “Khi hội nhập mới biết là nền kinh tế VN là một nền kinh tế đắt đỏ, chi phí đắt đỏ làm nên sản phẩm đắt đỏ, giảm sức cạnh tranh của DN trong khi sức mua yếu”, ông phân tích.
 
 
Ngân hàng thừa tiền nhưng không cho vay được - ảnh 3
Doanh nghiệp cần vốn, và cần vốn giá rẻ để phát triển và cạnh tranh. Doanh nghiệp Thái Lan, Trung Quốc vay ở mức 5,3 – 5,4%, ở ta 9 -10% là quá cao, làm sao cạnh tranh cho lại

Ngân hàng thừa tiền nhưng không cho vay được - ảnh 4
 
TS Lê Đăng Doanh
 

Tăng trưởng GDP quý 1 chỉ tăng 5,46%, thấp hơn 6,12% cùng kỳ năm ngoái. Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, cán cân thương mại quý 1 và 5 tháng đầu năm mặc dù đạt thặng dư liên tiếp, nhưng sự phục hồi này chủ yếu là do suy giảm nhu cầu nhập khẩu. Số liệu cho thấy DN trong nước vẫn còn nhiều khó khăn.

Lãi suất khó hạ
Vì nghẽn đầu ra, nên nhiều NH thà bỏ tiền vào trái phiếu chính phủ hoặc cho vay trên thị trường liên NH để đảm bảo an toàn vốn. Đó chính là lý do khiến nguồn tiền từ NH ồ ạt đổ vào trái phiếu chính phủ, giúp Kho bạc Nhà nước huy động thành công hơn 166.000 tỉ đồng từ đầu năm đến nay, hoàn thành 76% kế hoạch của năm.
Trước việc NH dồi dào thanh khoản, nhiều người kỳ vọng mặt bằng LS huy động sẽ giảm nhưng người trong cuộc thì không nghĩ vậy. Phó tổng giám đốc một NH tại TP.HCM đưa ra 2 lý do LS khó giảm. Thứ nhất, thanh khoản dồi dào chỉ là tạm thời các NH chưa ra được vốn. Thứ hai, hệ thống NH đang mắc kẹt trong tình trạng vừa thiếu vừa thừa tiền. Có NH dồi dào tiền, nhưng cũng nhiều NH TMCP thanh khoản kém. Đó chính là lý do một số NH thời gian qua tăng LS huy động lên 8%/năm trong khi một số khác lại giảm. “Phần lớn các NH tăng LS là nhằm để giữ thanh khoản. Đây chính là một trong những lý do khiến LS khó giảm”, ông nói và dự đoán mặt bằng LS huy động không giảm cho đến quý 3 năm nay.
Mới đây Chính phủ yêu cầu các NH giảm LS. Một số NH đã có động thái tung vốn vào các lĩnh vực được ưu tiên. Tuy nhiên, theo TS Lê Đăng Doanh, mặt bằng LS có giảm được hay không còn phụ thuộc 3 yếu tố lớn. Thứ nhất là lạm phát phải thấp mới kéo được mặt bằng LS. Nhưng lạm phát tháng 5 ở mức 0,54% đang có xu hướng tăng, nhất là viện phí sắp tăng 5% thì điều này càng khó hơn. Một lý do quan trọng nữa là LS huy động còn phụ thuộc vào trái phiếu chính phủ. Nhưng Chính phủ lại đang cần phát hành càng nhiều trái phiếu để chi tiêu. Điều này càng làm hoạt động NH dễ dàng hơn, bởi mua vài chục ngàn tỉ đồng trái phiếu chính phủ kỳ hạn vài năm thì họ yên tâm hơn là suy tính cho vay lẻ vài trăm tỉ đồng vào nền kinh tế. Thứ ba, nợ xấu gia tăng thì NH phải tăng dự phòng.
“Tuy nhiên, DN cần vốn, và cần vốn giá rẻ để phát triển và cạnh tranh. DN Thái Lan, Trung Quốc vay ở mức 5,3 – 5,4%, ở ta 9 – 10% là quá cao, làm sao cạnh tranh cho lại”, ông Doanh đặt vấn đề.
Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM, nêu ý kiến: NH nên đưa vào những nguồn lực mới, như vốn ưu đãi, vốn liên kết với các tổ chức tài chính quốc tế… để DN có thể hưởng được một mức LS thấp hơn, tăng sức cạnh tranh với DN các nước.

 

Hồng Sương