02/11/2024

Tự tạo cơ hội: Thu nhập cao nhờ nuôi nai và trồng rau

Thấy diện tích đất ít ỏi, trồng lúa, bắp thu nhập bấp bênh, ông Đỗ Hữu Bạch ở thôn Đông Phước, xã Hòa An, H.Phú Hoà, tỉnh Phú Yên đã tự chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mang lại thu nhập cao và ổn định.

 

Tự tạo cơ hội: Thu nhập cao nhờ nuôi nai và trồng rau

Thấy diện tích đất ít ỏi, trồng lúa, bắp thu nhập bấp bênh, ông Đỗ Hữu Bạch ở thôn Đông Phước, xã Hòa An, H.Phú Hoà, tỉnh Phú Yên đã tự chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mang lại thu nhập cao và ổn định.




Ông Đỗ Hữu Bạch trong vườn rau của gia đình	
 /// Tuyết Hương

 

Ông Đỗ Hữu Bạch trong vườn rau của gia đìnhTUYẾT HƯƠNG


Ông Bạch cho biết gia đình ông được chính quyền địa phương cấp 2 sào ruộng (mỗi sào 500 m2) và 5 sào đất trồng màu. Với diện tích đất này, vợ chồng ông trồng lúa và bắp, thu nhập bấp bênh, không đủ để nuôi 3 đứa con ăn học, cuộc sống thiếu trước hụt sau. Năm 1996, ông vay 10 triệu đồng mua một con bò giống về nuôi, nhờ vậy, thu nhập gia đình được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, năm 2006, giá bò hạ, nuôi bò không có lãi. Sau khi đi học hỏi nhiều nơi, tham gia nhiều lớp tập huấn mô hình chăn nuôi mới nhận thấy nghề nuôi nai rất có triển vọng, thế là vợ chồng ông quyết định bán bò, gom vốn mua được 2 con nai cái và 1 con nai đực giống. Thấy nai rất dễ nuôi, ít dịch bệnh mà giá lại cao hơn hẳn, đặc biệt là giá nhung nai rất cao, khoảng 8 – 10 triệu đồng/kg nên ông dốc sức đầu tư nuôi nai.
Theo ông Bạch, mỗi năm, một con nai đực cho nhung 2 lần với khoảng 4 kg, trị giá khoảng 40 triệu đồng. Còn nai cái, mỗi năm sinh một nai con, nuôi được 5 tháng tuổi thì bán được 10 triệu đồng. Thức ăn cho nai chủ yếu là các loại cỏ cây hoặc phụ phẩm nông nghiệp rất dễ kiếm. Nai lại tiêu tốn lượng thức ăn chỉ bằng 1/3 so với bò, chi phí thuốc thú y cũng rất ít, nhờ vậy chi phí chăn nuôi chỉ chiếm khoảng 20%, lợi nhuận cao hơn hẳn so với nuôi bò. Nhờ tập trung phát triển đàn nai trong nhiều năm liền, đến năm 2010, gia đình ông Bạch có được đàn nai 10 con, trong đó 6 con nai đực chuyên lấy nhung và 4 con nai cái để gây giống. Bình quân, mỗi năm từ nuôi nai, gia đình ông Bạch thu nhập (đã trừ chi phí) khoảng 110 triệu đồng. Ông Bạch cho biết: Hiện nay, thị trường sản phẩm nhung nai đang bị bão hoà nên giá nhung cũng giảm mạnh, chỉ còn 4,5 triệu đồng/kg. Mặc dù vậy, nuôi nai vẫn cho thu nhập ổn định; bình quân mỗi năm một con nai đực cũng cho lãi 20 triệu đồng, cao gấp đôi so với nuôi bò.
Ngoài nuôi nai, ông Bạch còn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên 7 sào đất của gia đình. Trên diện tích 2 sào ruộng, ông tập trung thâm canh cây lúa, mỗi năm sản xuất được 2 vụ. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như sạ hàng, bón phân cân đối, sử dụng giống lúa nguyên chủng… nên ruộng của gia đình ông Bạch luôn đạt năng suất từ 350 – 400 kg/sào. Đối với 5 sào đất màu, ông Bạch trồng 1 sào cỏ để chăn nuôi, 4 sào còn lại ông luân canh nhiều loại cây trồng như bắp, rau ăn lá và hoa lay ơn. Bình quân, mỗi năm gia đình ông thu được gần 100 triệu đồng từ trồng trọt, cộng với nguồn thu nhập từ nuôi nai, mỗi năm ông Bạch thu nhập ổn định khoảng 200 triệu đồng.
Ông Nguyễn Xuân Dang – Phó chủ tịch UBND xã Hoà An, cho biết: Từ một hộ nghèo, nhờ chăm chỉ làm ăn và biết chuyển đổi cây trồng, vật nuôi mà ông Đỗ Hữu Bạch đã vươn lên thoát nghèo và trở thành nông dân sản xuất giỏi ở địa phương. Ông Bạch còn là người rất nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn kỹ thuật nuôi nai, cách chọn con giống, xây dựng chuồng trại… cho nhiều hộ dân trong thôn để cùng nhau làm kinh tế và thoát nghèo bền vững.
 

 

Đức Huy – Tuyết Hương