25/12/2024

Huy động nhà dân giúp thí sinh

Hai tuần trước kỳ thi THPT quốc gia diễn ra, qua kiểm tra các địa phương, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng vẫn còn nhiều lo lắng về công tác tổ chức thi ở một số tỉnh, đặc biệt những nơi lần đầu có cụm thi ĐH.

 

Huy động nhà dân giúp thí sinh

Hai tuần trước kỳ thi THPT quốc gia diễn ra, qua kiểm tra các địa phương, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng vẫn còn nhiều lo lắng về công tác tổ chức thi ở một số tỉnh, đặc biệt những nơi lần đầu có cụm thi ĐH.



 

 


Thứ trưởng Bùi Văn Ga thắm một lớp thi thử tại Trường THPT chuyên Bến Tre sáng 17.6 

 /// Ảnh: Hà  Ánh

 

 

Thứ trưởng Bùi Văn Ga thắm một lớp thi thử tại Trường THPT chuyên Bến Tre sáng 17.6ẢNH: HÀ ÁNH

 


Những nội dung trên đã được nêu ra trong 2 ngày làm việc liên tiếp của đoàn công tác Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Bùi Văn Ga dẫn đầu tại 3 tỉnh: Đồng Nai, Bến Tre và Tiền Giang.
14.000 người nhưng chỉ có 3.000 chỗ ở
 
 
Chỉnh sửa sai sót vào ngày 30.6
Ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết đến thời điểm hiện nay việc điều chỉnh sai sót của TS các điểm thu nhận hồ sơ không thực hiện được nữa. Tuy nhiên, trong ngày làm thủ tục dự thi vào 30.6, với những sai sót thông thường, TS có thể chỉnh sửa tại địa điểm thi. Ngoài ra, các dữ liệu xét tốt nghiệp của TS, các sở vẫn có thể sửa chữa và cập nhật.
 

Năm nay, trong số 70 cụm thi ĐH dành cho thí sinh (TS) vừa xét tốt nghiệp, vừa xét ĐH và CĐ, có 14 cụm thi ĐH lần đầu được tổ chức tại địa phương. Trong đó, Bến Tre có 7.416 TS đăng ký dự thi ĐH tại cụm thi do Trường ĐH Luật TP.HCM chủ trì bên cạnh cụm thi địa phương do Sở GD-ĐT tỉnh này tổ chức cho 2.377 TS. Tương tự, Đồng Nai là địa phương có số TS dự thi nhiều thứ 2 cả nước (chỉ sau TP.HCM) lần đầu tổ chức cụm thi ĐH do Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM tổ chức với 24.355 TS và cụm thi địa phương do Sở GD-ĐT Đồng Nai chủ trì với trên 14.000 TS.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết lo lắng lớn nhất hiện nay của Bộ nằm ở những địa phương lần đầu tổ chức cụm ĐH. Việc các địa phương chưa có kinh nghiệm tổ chức kỳ thi quy mô lớn như vậy, nếu có bất trắc xảy ra sẽ lúng túng trong khâu xử lý. Như năm ngoái, việc giám thị ký nhầm giấy thi nhưng bắt TS viết lại toàn bộ bài thi là sai sót nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn tới kỳ thi, có nguyên nhân từ việc thiếu kinh nghiệm tổ chức.
Từ kết quả thị sát công tác tổ chức thi tại một số tỉnh, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết vẫn còn một số quan ngại. Chẳng hạn tại tỉnh Bến Tre, theo báo cáo của địa phương, TP.Bến Tre và vùng phụ cận chỉ có 32 khách sạn và nhà nghỉ với sức chứa 1.299 chỗ nghỉ. Nếu sử dụng thêm KTX của các trường CĐ và trung cấp, chỗ nghỉ sẵn có tối đa cũng chỉ khoảng 3.000. Trong khi đó, những ngày thi sẽ có hơn 14.000 người (tính một TS và một phụ huynh đi theo) dồn về thành phố, sẽ gây ra tình trạng quá tải. Chính địa phương cũng chưa biết giải quyết khó khăn này bằng cách nào. Vì vậy, Bộ đề nghị địa phương vận động thêm nhà dân, doanh trại quân đội tham gia.
Không chỉ chỗ ở, việc đảm bảo nguồn điện và an toàn thực phẩm cũng được các trường ĐH chủ trì cụm thi đặt ra với địa phương.


Tiến sĩ Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết kỳ thi diễn ra vào tháng 7 thường có giông bão và nguy cơ mất điện nhưng qua khảo sát về phương án dự phòng máy phát điện tại 9 điểm thi thì 5 điểm không có máy phát điện đấu nối mạng điện toàn trường.
Đại diện Sở Y tế Bến Tre cho biết đã cắt cử lực lượng bác sĩ trực liên tục trong các ngày thi tại điểm thi, đồng thời bố trí xe cơ động sẵn sàng phục vụ khi có sự cố. Địa phương này cũng cho biết sẽ tăng cường giám sát và lấy mẫu kiểm nghiệm tất cả các điểm buôn bán thực phẩm dọc các điểm thi.
Ông Nguyễn Hữu Phước, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, có ý kiến: “Sở Y tế phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về vấn đề này, đặc biệt vấn đề an toàn thực phẩm đường phố. Ngay từ đầu cần giám sát tốt từ khâu nhập thực phẩm trước đó cả tuần thông qua việc kiểm nghiệm mẫu thường xuyên”. Ông Phước nhấn mạnh phải chủ động trước kể cả đảm bảo nguồn điện trong trường hợp đột xuất, tình trạng kẹt xe và ngập ở một số tuyến đường.


Không cần đạt 50% cán bộ coi thi từ trường ĐH ?
Trong khi đó, tại tỉnh Đồng Nai, vướng mắc đến thời điểm hiện tại là việc huy động cán bộ coi thi chưa đúng với quy định đặt ra tại cụm địa phương. Theo quy chế, cụm thi địa phương phải có 50% cán bộ coi thi từ đơn vị chủ trì và 50% còn lại từ trường ĐH phối hợp tổ chức. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, cán bộ coi thi từ phía trường ĐH ở cụm thi địa phương của tỉnh này chỉ mới đạt hơn 30%. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết đúng quy định các địa phương phải đảm bảo tỷ lệ 50 – 50, nhưng với những địa phương khó khăn trong việc huy động cán bộ coi thi có thể được du di ở mức thấp hơn 10%. Do vậy, tỉnh Đồng Nai vẫn cần phải tăng cường thêm cán bộ coi thi từ phía trường ĐH để đạt mức tối thiểu 40%.
Về công tác chấm thi, theo kế hoạch, Trường ĐH Luật TP.HCM sẽ đưa toàn bộ bài thi về TP.HCM chấm. Tuy nhiên, ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, gợi ý dù trường ĐH mang toàn bộ bài thi về TP.HCM chấm nhưng địa phương nên cử thêm một số giáo viên lên TP.HCM chấm, để đảm bảo khách quan và học hỏi thêm kinh nghiệm.


Cụm thi do Trường ĐH Tiền Giang chủ trì tổ chức cho toàn bộ 11.695 TS tỉnh đến nay chỉ huy động được 47 cán bộ chấm thi từ trường ĐH, trong khi số lượng giáo viên của Sở GD-ĐT Tiền Giang tham gia tới 286 người. Về việc này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đề nghị Trường ĐH Tiền Giang cần lưu ý trong việc bố trí cán bộ chấm thi đảm bảo tính khách quan.
Một điểm mới của năm nay là cụm thi công bố kết quả thi. Thứ trưởng Bùi Văn Ga đề nghị các địa phương cần chuẩn bị cơ sở hạ tầng tốt để việc công bố điểm thi không bị nghẽn mạng, đồng thời đề nghị các sở mở cửa phòng máy nối mạng cho TS đến đăng ký xét tuyển trực tuyến.

 

Hà Ánh