04/01/2025

Hoàn thiện bản thân dịp hè

Tranh thủ thời gian rảnh rỗi mùa hè, nhiều bạn trẻ tham gia những lớp trải nghiệm ngoài đời để qua đó trang bị những kỹ năng cần thiết tự phục vụ bản thân và cả cho người thân.

Hoàn thiện bản thân dịp hè

 

Tranh thủ thời gian rảnh rỗi mùa hè, nhiều bạn trẻ tham gia những lớp trải nghiệm ngoài đời để qua đó trang bị những kỹ năng cần thiết tự phục vụ bản thân và cả cho người thân.





Học sinh đến với lớp nấu ăn, làm bánh  	 /// Ảnh: Như Lịch

 

Học sinh đến với lớp nấu ăn, làm bánhẢNH: NHƯ LỊCH

Học nấu ăn, làm bánh…
 
 
Hoàn thiện bản thân dịp hè - ảnh 1
Một số phụ huynh sợ con mình tiếp xúc với những điều không tốt khi ở nhà trong những ngày hè nên đăng ký cho các em học. Những em đó trong 1 – 2 buổi đầu thường tỏ ra khó chịu, không hòa nhập. Nhưng sau đó, các em bắt nhịp thích nghi, thấy vui
Hoàn thiện bản thân dịp hè - ảnh 2
 
Anh Lê Thanh Tùng, giáo viên hướng dẫn lớp nấu ăn
 

Lần đầu tiên, Thái Thiên Thanh (12 tuổi, ngụ P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM) tự tay làm một số món đơn giản như bánh sandwich, rau câu, si rô… cho gia đình và hàng xóm ăn thử. “Mọi người đều khen ngon!”, Thiên Thanh bẽn lẽn nói.

Thiên Thanh cho hay nhiều người nhìn vẻ bề ngoài “tiểu thư” thì nghĩ rằng em không biết nấu ăn. Trên thực tế, từ năm lên lớp 6, Thanh bắt đầu phụ mẹ làm bếp. Thanh kể: “Em nghĩ lỡ sau này mẹ bị bệnh, anh và bố là đàn ông con trai không biết nấu nướng thì em sẽ thay mẹ nấu ăn cho cả nhà. Nhưng khi mẹ đăng ký khóa học này cho em, em không mấy thoải mái bởi vì mới nghỉ hè mà mẹ đã bắt đi học. Mẹ bảo con gái phải biết nữ công gia chánh, công dung ngôn hạnh, còn bố khuyến khích cứ học nếu sau này có… thất nghiệp thì làm đầu bếp”. Tuy nhiên, Thanh thấy càng học càng thích, vì biết được cách chế biến nhiều món ăn hấp dẫn.
Không chỉ có Thanh, nhiều học viên tham gia những khóa học kỹ năng ứng dụng tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM tổ chức trong dịp hè này cũng có trải nghiệm như vậy.
Là nam sinh duy nhất trong khoá học đầu tiên, Trần Minh Khang (chuẩn bị lên lớp 11, ngụ P.Bình Hưng Hoà, Q.Bình Tân) tâm sự ban đầu thấy mình lạc lõng trong đám con gái thì cũng hơi “khớp”. Nhưng chỉ sau hơn 10 ngày, Khang mất hẳn cảm giác này và khoe rằng đã biết làm một số món ăn và làm thạch, bánh… đãi ba mẹ và em gái. “Em cho rằng con trai hay con gái thì cũng nên biết nấu ăn, nhất là trong thời buổi này cha mẹ rất bận rộn. Khi tham gia khóa học, mục đích của em là học để biết, sau này có gì phụ giúp gia đình. Hơn nữa, nếu thấy phù hợp và yêu thích thì trong tương lai em sẽ theo nghề làm bếp”, Khang bày tỏ.
Theo anh Lê Thanh Tùng, giáo viên hướng dẫn lớp nấu ăn, nhiều bạn trẻ đến đây học vì sở thích, nhưng cũng có những em học theo sự sắp đặt của phụ huynh. Anh Tùng nhận xét: “Một số phụ huynh sợ con mình tiếp xúc với những điều không tốt khi ở nhà trong những ngày hè nên đăng ký cho các em học. Những em đó trong 1 – 2 buổi đầu thường tỏ ra khó chịu, không hoà nhập. Nhưng sau đó, các em bắt nhịp thích nghi, thấy vui với những thành phẩm pha chế hay nấu ăn cuối mỗi buổi học và nhiều em đã tình nguyện đăng ký học khoá 2”.
Cơ hội bơi cho trẻ khuyết tật
 
 
Trồng rau, tái chế rác thải
Trung tâm thanh thiếu niên miền Nam và một số đơn vị hiện tổ chức những khoá học kỳ quân đội hè 2016. Bên cạnh việc huấn luyện tính kỷ luật, nghị lực và các kỹ năng sống, không ít lớp còn hướng dẫn học viên cách làm vườn, trồng rau hữu cơ và phân loại, tái chế rác thải…
 

Một buổi chiều tháng 6 oi bức, chúng tôi tới Trung tâm thể thao dưới nước Yết Kiêu, TP.HCM. Tại đây, một số huấn luyện viên đang tập bơi cho những trẻ khuyết tật.

Trong khi chờ con trai là bé B.M.Q tập bơi dưới hồ, anh Bùi Văn Phú (ngụ Q.Gò Vấp) cho biết lớp bơi này học 2 buổi/tuần (chiều thứ hai và thứ sáu). Anh Phú bộc bạch: “Tôi mong con mình được tập tay tập chân, dạn dần với nước để cải thiện sức khoẻ. Với trẻ khuyết tật, phụ huynh lẫn giáo viên cần sự kiên nhẫn rất cao”.
Phụ trách lớp học đặc biệt này là anh Võ Huỳnh Anh Khoa, vận động viên khuyết tật đã đạt nhiều thành tích cao về bơi lội trong và ngoài nước. Anh Khoa cho biết lớp bơi này dành cho trẻ thiểu năng trí tuệ (bị down, chậm phát triển) và đã duy trì 2 năm nay. Tùy mức độ khuyết tật, đến nay đã có một số em bơi được ở hồ 25 m và sâu 1,6 m. Còn lại đa số các em biết đạp chân, úp mặt dưới nước và một số động tác khác. Bên cạnh đó, Anh Khoa còn tham gia hướng dẫn bơi cho một số trẻ tự kỷ và thanh thiếu niên khuyết tật vận động, khiếm thị (các lớp này học trong khung giờ khác nhau).
Khi được hỏi vì sao gắn bó với những lớp bơi cho trẻ khuyết tật, anh Khoa chia sẻ: “Tôi cũng là người khuyết tật nên có sự đồng cảm với các bạn này. Tôi mong muốn các bạn có một môi trường vận động và biết bơi, để nếu có đi sông nước thì không bị đuối nước”.

 

Nguyễn Như