02/11/2024

Trung Quốc “đọc” luật quốc tế theo cách riêng

Căng thẳng trên Biển Đông và hành xử của Trung Quốc là một trong những tâm điểm của hội thảo quốc tế với chủ đề “An ninh và phát triển: hợp tác quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm Á – Âu”.

 

Trung Quốc “đọc” luật quốc tế theo cách riêng

 

Căng thẳng trên Biển Đông và hành xử của Trung Quốc là một trong những tâm điểm của hội thảo quốc tế với chủ đề “An ninh và phát triển: hợp tác quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm Á – Âu”.

 

 

 

 

Trung Quốc “đọc” luật quốc tế theo cách riêng
GS Erik Francks (giữa) trao đổi với các đại biểu tại hội thảo – Ảnh: ĐỨC HIẾU

Cộng đồng quốc tế, trong đó có các cường quốc như Mỹ và Nhật Bản, ủng hộ phán quyết của PCA mà Trung Quốc, với tư cách là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, lại phủ nhận thì đó là một sự bẽ mặt

GS Erik Francks

Khai mạc ngày 9-6 tại TP biển Hạ Long (Quảng Ninh), hội thảo diễn ra trong hai ngày, do Học viện Ngoại giao và phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam phối hợp tổ chức, với sự tham dự của hơn 180 đại biểu, trong đó có gần 50 học giả quốc tế đến từ các nước ASEAN, EU, Trung Quốc, Nhật Bản…

Căng thẳng đang tăng lên

Trong phiên thảo luận thứ nhất của hội thảo về các thách thức an ninh truyền thống trên biển, ý kiến chung cho rằng trật tự quốc tế, an ninh, an toàn trên biển cần tiếp tục được duy trì và cải thiện, trong đó Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) được coi là hiến pháp biển, cần được tất cả các bên tôn trọng.

Các đại biểu cũng bày tỏ mong muốn các nước liên quan hành động có trách nhiệm trên tinh thần thượng tôn pháp luật, đóng góp lớn hơn, thiết thực hơn vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực.

TS Tetsuo Kotani, nghiên cứu viên cao cấp Viện các vấn đề quốc tế Nhật Bản, nhận định căng thẳng ở Biển Đông và Hoa Đông đang tăng lên, không hề tồn tại một sự đồng thuận nào về nền tảng pháp lý cho các ranh giới biển ở châu Á hậu chiến tranh Thế giới thứ hai.

Theo học giả người Nhật, mặc dù Trung Quốc và Mỹ có những tầm nhìn khác nhau cho khu vực và cách diễn giải khác nhau về tự do hàng hải, nhưng nhìn chung cán cân quân sự vẫn nghiêng về phía có lợi cho Mỹ và chính sách răn đe vẫn còn hiệu quả.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục thách thức hệ thống khu vực do Mỹ dẫn đầu bằng các hoạt động dưới ngưỡng “vùng xám”, các biện pháp dưới ngưỡng tấn công quân sự để tránh đối đầu quân sự trực tiếp với Mỹ.

Do vậy, theo ông Kotani, Mỹ và các đồng minh, đối tác trong khu vực cần phải tìm ra cách đối phó hiệu quả hơn với các hoạt động cưỡng bức “vùng xám” của Trung Quốc.

“Tôi nghĩ chúng ta nên đưa Trung Quốc vào một khuôn khổ pháp lý mới. Tôi nghĩ tất cả mọi người nên chấp nhận những nguyên tắc phổ quát, tính pháp quyền, tự do hàng hải. Như chúng ta đều đã biết, cách Trung Quốc diễn giải luật pháp quốc tế khác với hầu hết những nước còn lại.

Ngoài ra, những hành vi sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực ở Biển Đông hoàn toàn vi phạm luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Chúng ta phải lên án những hành vi sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực” – ông Kotani nói.

Về vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp, TS Felix Heiduk, chuyên gia của Viện các vấn đề an ninh và quốc tế Đức (SWP) có trụ sở ở Berlin, cho rằng phần lớn thời gian ASEAN không thể nói cùng một tiếng nói và đi theo một chính sách nhất quán trong ứng xử với Trung Quốc và đang tồn tại một khoảng cách rõ rệt giữa những kỳ vọng cao dành cho ASEAN và vai trò thật sự mà tổ chức khu vực này có thể đảm đương đến thời điểm hiện nay.

Tuy nhiên, có các ý kiến khác cho rằng ASEAN vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình kiến trúc an ninh ở khu vực, là diễn đàn quan trọng để thảo luận vấn đề Biển Đông, xây dựng các cơ chế để quản lý và kiểm soát các tranh chấp biển.

Các đại biểu cũng nhấn mạnh về nhu cầu cần gác lại các tranh chấp về chủ quyền để tập trung vào việc quản lý những tình huống khủng hoảng và thúc đẩy các hợp tác thực chất để xây dựng lòng tin, trong đó việc xây dựng Bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC) là vô cùng cần thiết.

Cơ sở pháp lý giúp 
minh định quyền lợi

Trước đó, phát biểu khai mạc hội thảo, đại sứ Bruno Angelet, trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam, cho rằng hơn bao giờ hết, các vấn đề an ninh biển và khuôn khổ luật pháp quốc tế về luật biển có vai trò quan trọng trong việc duy trì hài hoà và h bình ở Đông Nam Á.

“Thông qua sự hợp tác mạnh mẽ và những thể chế chung, các quốc gia thành viên EU đã phát triển văn hoá đối thoại và thoả hiệp về việc quản lý các nguồn lực chung, thậm chí khi vấn đề chủ quyền giữa các quốc gia thành viên vẫn chưa được giải quyết. Chúng tôi hi vọng kinh nghiệm của EU có thể giúp ích cho châu Á” – đại sứ Bruno nói.

TS Đặng Đình Quý, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết mục tiêu của luật biển quốc tế là góp phần tăng cường h bình, an ninh, hợp tác giữa các dân tộc, tạo điều kiện cho sự phát triển, tiến bộ của các nước trên thế giới.

Theo thứ trưởng Quý, những công cụ pháp lý, cơ sở pháp lý quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng và là cơ sở chung để thảo luận và minh định quyền lợi của các bên.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Erik Francks, thành viên Tòa trọng tài, trưởng khoa luật pháp châu Âu và quốc tế thuộc Đại học Tự do của Bỉ, nhấn mạnh phán quyết của Tòa trọng tài thường trực La Haye (PCA) liên quan đến việc Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông là một minh chứng cho thấy luật pháp quốc tế cần được tôn trọng.

Ông Francks cho rằng quyết định của PCA không chỉ có thể giúp giảm sự phức tạp của những tranh chấp hiện tại, mà còn đóng góp cho sự phát triển của luật pháp quốc tế.

“Nếu Trung Quốc nói họ không thừa nhận thẩm quyền của PCA thì thay vì gây chú ý bằng cách liên tục ra tuyên bố trước khi phiên t diễn ra, họ nên đến phiên tòa và chứng minh cho mọi người thấy PCA không có thẩm quyền xét xử” – ông Francks nói.

Còn TS Kotani cho rằng để buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của PCA, các nước trong khu vực và quốc tế cần phải gây áp lực với Trung Quốc như tăng cường các hoạt động bảo đảm tự do hàng hải, tự do hàng không ở Biển Đông.

“Cuối tuần trước, ở Đối thoại Shangri-La tại Singapore, bộ trưởng quốc phòng Pháp và Anh đã đồng ý gửi tàu đến tham gia các hoạt động bảo đảm tự do hàng hải và có thể Nhật Bản cũng sẽ tham gia, qua đó gây áp lực cho Trung Quốc nhằm buộc nước này tuân thủ luật pháp quốc tế” – ông Kotani nói.

ASEAN, Trung Quốc trao đổi về DOC, COC

Ngày 9-6, dưới sự đồng chủ trì của Trung Quốc và Singapore, nước điều phối quan hệ ASEAN – Trung Quốc, cuộc họp lần thứ 12 các quan chức cao cấp ASEAN – Trung Quốc (SOM) về thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tham vấn về xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) được tổ chức tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự cuộc họp.

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, các nước ASEAN và Trung Quốc tái khẳng định tầm quan trọng và cam kết thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC nhằm tăng cường tin cậy và thúc đẩy hợp tác thực tiễn, góp phần duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông, nhất là điều 4 về giải quyết hoà bình các tranh chấp, điều 5 về tự kiềm chế, điều 6 về thúc đẩy hợp tác và điều 10 về xây dựng COC.

Các nước cũng nhất trí đẩy mạnh thực hiện các biện pháp “thu hoạch sớm”, trong đó có việc sớm hoàn tất tài liệu hướng dẫn để đưa vào vận hành đường dây nóng giữa các quan chức ngoại giao ASEAN và Trung Quốc về ứng phó các sự cố khẩn cấp trên biển, cũng như hoàn tất xây dựng tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc về thực hiện Bộ quy tắc ứng xử để tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES) tại Biển Đông, coi đây là những kết quả cụ thể của hội nghị cấp cao kỷ niệm 25 năm quan hệ ASEAN – Trung Quốc vào tháng 9-2016 tại Lào.

QUỲNH TRUNG