23/01/2025

Cái ‘bắt tay’ của gần 250 doanh nghiệp nội

Với sự kết nối của Tập đoàn Vingroup, ngày 1.6, gần 250 công ty sản xuất, phân phối của VN đã ký kết thoả thuận thúc đẩy sản xuất nội địa để nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt và doanh nghiệp Việt.

 

Cái ‘bắt tay’ của gần 250 doanh nghiệp nội

Với sự kết nối của Tập đoàn Vingroup, ngày 1.6, gần 250 công ty sản xuất, phân phối của VN đã ký kết thoả thuận thúc đẩy sản xuất nội địa để nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt và doanh nghiệp Việt.





Rau, củ, thực phẩm sạch sẽ được Vinmart bao tiêu, ưu đãi	 /// C.T.V

 

Rau, củ, thực phẩm sạch sẽ được Vinmart bao tiêu, ưu đãiC.T.V


Theo đó, Tập đoàn Vingroup và các công ty thành viên như Vincom, VinEco, Vincommerce… sẽ triển khai nhiều gói giải pháp từ ưu đãi phân phối, tăng cường sự hiện diện của các thương hiệu nội trong hệ sinh thái, dịch vụ của Vingroup, tư vấn công nghệ, quản trị, kiểm soát chất lượng…
Cứ “sạch” là được bao tiêu


Cái 'bắt tay' của gần 250 doanh nghiệp nội - ảnh 1
Hàng hoá chắc chắn sẽ nhiều hơn, cạnh tranh 
hơn thì đồng nghĩa với người dân có nhiều lựa chọn hơn, giá thành giảm hơn và nhất là việc truy xuất nguồn gốc được dễ dàng để lựa chọn cho mình những sản phẩm an toàn
Cái 'bắt tay' của gần 250 doanh nghiệp nội - ảnh 2

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ VN

Trong số này, có hơn 140 doanh nghiệp (DN) đã ký kết hợp tác về phân phối. Cụ thể, trong vòng 1 năm từ đây đến tháng 6.2017, các công ty này sẽ được hỗ trợ đưa hàng vào hệ thống siêu thị gồm Vinmart và Vinmart+ với các ưu đãi về giá. Riêng các mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là thịt cá tươi sống, gia cầm, trái cây, rau củ quả sẽ được hưởng mức chiết khấu bằng 0. Toàn bộ chiết khấu sẽ được hoàn trả về nhà sản xuất nhằm tạo nguồn tái đầu tư vào chất lượng sản phẩm.

Ngược lại, phía các công ty cung ứng phải cam kết sẽ sản xuất và cung cấp sản phẩm chất lượng cao, an toàn theo các tiêu chuẩn chất lượng. “Mục tiêu của chương trình là nhằm thúc đẩy sản xuất nội địa, góp phần tạo nguồn thực phẩm sạch, hàng tiêu dùng có chất lượng đồng thời để xây dựng các thương hiệu quốc gia và tiến tới có được những thương hiệu đẳng cấp quốc tế”, Phó chủ tịch Vingroup Lê Khắc Hiệp chia sẻ.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ VN, đánh giá đây là tín hiệu vui không chỉ với các DN bởi cơ hội để giảm giá thành sản phẩm, đầu ra dễ hơn… mà đặc biệt là lợi ích mang lại cho người tiêu dùng cũng rất rõ. “Hàng hóa chắc chắn sẽ nhiều hơn, cạnh tranh hơn thì đồng nghĩa với người dân có nhiều lựa chọn hơn, giá thành giảm hơn và nhất là việc truy xuất nguồn gốc được dễ dàng để lựa chọn cho mình những sản phẩm an toàn”, bà Loan phân tích.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ điều mà bà cảm thấy nuối tiếc nhiều nhất khi còn làm Phó chủ tịch Phòng Thương mại – Công nghiệp VN (VCCI) là chưa tạo lập được sự liên kết mật thiết giữa các DN Việt, nhất là các công ty lớn với những DN nhỏ. Theo bà Lan, bất kỳ một nền kinh tế mạnh nào trên thế giới cũng phải dựa vào các công ty nội chứ không thể “phó thác” cho khối đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó, phải dựa vào sức của các nhà máy sản xuất công nghiệp và công ty dịch vụ.
Dẫn số liệu cho thấy 50% tổng giá trị sản lượng công nghiệp, trong đó các ngành chế tạo chiếm đến 70% là của khối FDI, chuyên gia này lấy làm buồn và lo ngại. Bà nói: “Điều này chứng tỏ DN nội đang chững lại, nhất là công nghiệp, trong khi ngành dịch vụ thì nhiều năm liền không đạt được chỉ tiêu. Cho nên, liên kết lại là con đường tất yếu để vực dậy sản xuất, phân phối, để đứng được trên sân nhà đã rồi tính chuyện vươn ra bên ngoài”.
Lan tỏa những cái “bắt tay”
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN hàng VN chất lượng cao, kể rằng trong nhiều chuyến đưa hàng Việt đến với các thị trường, bà nhận thấy không ít DN tâm tư chuyện liên kết lại để tìm vị thế cho hàng Việt song vẫn chưa biết bắt đầu thế nào.
“DN đã cảm nhận sức nóng cạnh tranh phả sau gáy mình khi hằng ngày chứng kiến hàng các nước ASEAN, Trung Quốc phủ đầy siêu thị lớn ở Sài Gòn, Hà Nội. Họ cũng thấy các khó khăn của DN VN càng rõ là giá đầu vào cao, đầu ra cũng bí trong khi sản xuất của ta lại không bằng bạn về công nghệ và cả khâu xúc tiến thương mại”, bà Hạnh nói. Do vậy, với sự kết nối của Vingroup thông qua sự kiện ký kết hợp tác này, bà Hạnh hy vọng sẽ có sức lan tỏa đến các DN, nhất là các ông lớn khác để có thêm nhiều những cái “bắt tay” tương tự.
“Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, sự tiên phong của một tập đoàn lớn như Vingroup sẽ tạo ra sự lan tỏa, kéo theo sự đồng hành, tiếp sức của cộng đồng DN, các cơ quan chức năng cũng như sự vào cuộc của báo chí, thể hiện cái tâm trong việc gỡ khó cho DN không chỉ ở hệ thống phân phối, mà còn trên nhiều mặt khác. Tất nhiên, ký kết chính thức là dấu ấn quan trọng nhưng quan trọng hơn quá trình đồng hành này sẽ giúp DN đi sâu vào thực chất sản phẩm để củng cố vị thế hàng Việt”, bà Hạnh nhận xét.
Bà Lê Thị Hà Chi, đại diện Tổng công ty CP may Nhà Bè, cho hay dù là một thương hiệu lớn trong ngành nhưng may Nhà Bè cũng cảm nhận khó khăn phía trước rất lớn vì ngành này phụ thuộc quá nhiều gia công xuất khẩu, đang ngày một đòi hỏi cao hơn về quy tắc xuất xứ, nguyên phụ liệu. Trong khi đó, thị trường trong nước dù được DN đánh giá là rất tiềm năng, song bà Chi cũng thừa nhận các công ty nội đang thiếu kinh nghiệm, giải pháp, thậm chí thiếu cả sự thấu hiểu nhu cầu khách hàng nên chưa có chỗ đứng xứng tầm. “Vậy nên chúng tôi hy vọng sau đây hai bên sẽ có những buổi làm việc riêng để thống nhất hành động từ đó thúc đẩy chuỗi sản xuất phát triển”, bà Chi bày tỏ.
Chuyên gia Phạm Chi Lan thông tin thêm, hiện có tới 70% DN Việt chỉ hoạt động trong nước. Số 30% xuất khẩu thì cũng đã có những khó khăn nhất định và bắt đầu có xu hướng quay về giữ thị trường nội “như nhà an toàn” mà câu chuyện của gốm Minh Long, may Nhà Bè là những ví dụ. “Đây là những DN có năng lực sản xuất tốt, nhưng để đưa hàng đến với thị trường thì cần sự chung tay của các nhà phân phối, của các cơ quan xúc tiến thương mại nữa, nên nhà nước cũng đừng để họ đơn độc”, bà Chi Lan kêu gọi.

 

Chí Hiếu