24/12/2024

Biện luận vô lý, Trung Quốc càng đơn độc

Vẫn một học giả, vẫn một kiểu giãi bày lấy được cho mình, đại diện của phía Trung Quốc không thuyết phục được ai khi bàn thảo cùng nhau tìm giải pháp cho sự ổn định ở Biển Đông.

 

Biện luận vô lý, Trung Quốc càng đơn độc

 

Vẫn một học giả, vẫn một kiểu giãi bày lấy được cho mình, đại diện của phía Trung Quốc không thuyết phục được ai khi bàn thảo cùng nhau tìm giải pháp cho sự ổn định ở Biển Đông.

 

 

 

 

Biện luận vô lý, Trung Quốc càng đơn độc
TS Trần Trường Thuỷ phát biểu tại phiên thảo luận chiều 1-6 – Ảnh: Q.Trung

“Dù Trung Quốc nói họ sẽ phớt lờ phán quyết của PCA nhưng thật ra họ không hoàn toàn phớt lờ, thậm chí còn khá lo lắng về việc hình ảnh của mình có thể bị ảnh hưởng xấu như thế nào khi từ chối phán quyết của toà án

TS Aries A Arugay (giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu chiến lược và phát triển Philippines)

Biển Đông vẫn là chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia khi hàng trăm đại biểu quốc tế tại Hội nghị bàn tròn châu Á – Thái Bình Dương ở Kuala Lumpur vẫn nán lại khán phòng chăm chú theo dõi hết phiên thảo luận với chủ đề “An ninh và ổn định ở Biển Đông: các khả năng xảy ra trong bối cảnh phức tạp”, diễn ra cuối ngày kết thúc hội nghị (1-6).

Phép thử PCA

Với vai trò điều phối phiên thảo luận, TS Philips Vermonte – giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Indonesia – đặt câu hỏi cho các diễn giả: “Nếu phán quyết sắp tới của Tòa trọng tài thường trực The Hague (PCA) không có hiệu lực, chúng ta sẽ có lựa chọn nào?”.

Viện dẫn lý do tại sao Trung Quốc không chấp nhận phán quyết của toà, TS Wu Shicun từ Học viện Nghiên cứu Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) cáo buộc Philippines hành động đơn phương.

Học giả Trung Quốc viện dẫn các tranh chấp mà Trung Quốc đã loại trừ trong Tuyên bố năm 2006 theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) bao gồm: các tranh chấp về phân định biển, tranh chấp về danh nghĩa lịch sử và vịnh lịch sử, tranh chấp về việc thực thi luật pháp liên quan đến nghề cá và nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế, tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự và các tranh chấp đang được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc xem xét.

Tuy nhiên, kiểu biện luận vô lý nhất của học giả họ Wu là khi ông tranh luận kiểu bất chấp lý lẽ: “T trọng tài bị các nước lớn lũng đoạn, cụ thể là Mỹ, nên nếu đồng ý ra t thì Trung Quốc sẽ thua”.

TS Trần Trường Thuỷ, quyền giám đốc Trung tâm nghiên cứu Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam, cho rằng là một nước thành viên của UNCLOS, Trung Quốc phải có trách nhiệm tuân thủ luật pháp quốc tế, cụ thể là phán quyết của t trọng tài.

Ông Thủy cho rằng phán quyết sắp tới của PCA sẽ là một bài kiểm tra việc Trung Quốc có tuân thủ luật pháp quốc tế hay không, hay lại tiếp tục diễn dịch luật quốc tế theo cách riêng của mình.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Aries A Arugay – giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu chiến lược và phát triển Philippines – nhận định rằng phán quyết của PCA có ý nghĩa rất quan trọng.

“Dùng biện pháp pháp lý hòa bình như tòa trọng tài giúp xác định cách tiếp cận của Philippines đối với vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Đây là việc mà chính phủ của chúng tôi đã dành nhiều thời gian và công sức theo đuổi từ nhiều năm qua. Nếu phán quyết sắp tới của tòa án tuyên bố có lợi cho chúng tôi thì điều đó giúp chúng tôi có thêm lợi thế và tự tin để tiến hành các bước tiếp theo” – TS Arugay nói thêm.

ASEAN cần có 
bộ luật riêng

Tại phiên thảo luận, các học giả cũng nhất trí rằng ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình hình căng thẳng ở Biển Đông, cụ thể là giữa các quốc gia ASEAN có tuyên bố chủ quyền và Trung Quốc, dù có nhiều ý kiến cho rằng ASEAN dường như đang bị chia rẽ bởi các nước lớn, cụ thể là Mỹ và Trung Quốc, liên quan đến lợi ích quốc gia của từng nước.

Chia sẻ về việc này, TS Trần Trường Thuỷ nhận định ASEAN có vai trò rất quan trọng, tạo diễn đàn thảo luận giữa ASEAN và Trung Quốc, nhưng ông cho rằng giải quyết các tranh chấp lãnh thổ phải là giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

“Để tạo ra tình trạng ổn định ở Biển Đông đòi hỏi phải có sự hợp tác tốt của các quốc gia. Trung Quốc và ASEAN đang đàm phán Bộ quy tắc ứng xử (COC) nhưng tiến trình đàm phán này đã diễn ra nhiều năm song không có kết quả quan trọng gì. Để thật sự có tiến triển, tôi nghĩ nên sử dụng tất cả những phương tiện h bình nhất có thể, chẳng hạn như đàm phán song phương, tham vấn, t trọng tài” – ông Thủy nói.

TS Thủy nhận xét rằng mối quan hệ Trung Quốc rất quan trọng với ASEAN nhưng về những vấn đề như tự do hàng hải hoặc liên quan đến pháp quyền, luật pháp quốc tế, ASEAN phải có chung tiếng nói, phải tạo một diễn đàn để các bên liên quan thảo luận thẳng thắn những vấn đề này.

Còn TS Seiichiro Takagi từ Học viện Các vấn đề quốc tế (JIIA) của Nhật Bản bình luận với Tuổi Trẻ rằng rất cần thiết để tiếp tục thúc đẩy tiến trình thành lập COC. “Nếu Trung Quốc từ chối tham gia COC, tôi nghĩ ASEAN nên thành lập bộ quy tắc ứng xử riêng và mời Trung Quốc cùng Nhật Bản tham gia, điều này sẽ gây sức ép lên Trung Quốc” – ông Tagaki nêu giải pháp.

Về giải pháp ngăn Trung Quốc tiếp tục quân sự h Biển Đông, học giả người Nhật cho rằng Việt Nam và Philippines nên tăng cường năng lực giám sát các hoạt động của Trung Quốc trên biển và công bố những kết quả này ra cho thế giới để gây áp lực đối với Bắc Kinh.

Tướng Mỹ ủng hộ tòa The Hague

Tham gia thảo luận, thiếu tướng Steven Rudder – cục trưởng Cục Chính sách và kế hoạch, Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ (PACOM) – bày tỏ ủng hộ với phán quyết của toà trọng tài bởi đó là luật pháp quốc tế và hi vọng các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế.

Ông Rudder nói thêm Mỹ sẽ tiếp tục giúp các đối tác và đồng minh trong khu vực tăng cường năng lực nhận thức hàng hải, an ninh hàng hải để bảo vệ vùng biển của họ, phối hợp với các nước trong việc chia sẻ thông tin, tập trận chung, tăng cường giáo dục phổ biến kiến thức cho các đối tác và đồng minh về Luật biển.

QUỲNH TRUNG, (Từ KUALA LUMPUR, MALAYSIA)