23/01/2025

Doanh nghiệp vay ngoại tệ: Không lo, nếu linh hoạt đúng liều lượng

Đó là nhận định của ông Trương Văn Phước – phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia – về hai điều chỉnh quan trọng của Ngân hàng (NH) Nhà nước nhằm tiếp sức cho doanh nghiệp (DN).

 

Doanh nghiệp vay ngoại tệ: Không lo, nếu linh hoạt đúng liều lượng

 

Đó là nhận định của ông Trương Văn Phước – phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia – về hai điều chỉnh quan trọng của Ngân hàng (NH) Nhà nước nhằm tiếp sức cho doanh nghiệp (DN).

 

 

 

 

Doanh nghiệp vay ngoại tệ: Không lo, nếu linh hoạt đúng liều lượng
Doanh nghiệp xuất khẩu vẫn được vay ngoại tệ có lãi suất thấp để sản xuất kinh doanh. Trong ảnh: đóng gói sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu tại một doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long – Ảnh: Hoài Linh

Đó là tiếp tục cho DN xuất khẩu được vay ngoại tệ và giữ nguyên tỉ lệ vốn ngắn hạn chuyển sang cho vay dài hạn.

Theo ông Phước, việc làm này là cần thiết và không nên quá lo ngại về những tác động không tốt từ điều chỉnh này. Ông Phước nói:

Doanh nghiệp vay ngoại tệ: Không lo, nếu linh hoạt đúng liều lượng
Ông Trương Văn Phước – Ảnh: V.Dũng

– Chống đôla hóa cần một lộ trình, làm từng bước và phải phù hợp với tình hình, điều kiện của nền kinh tế. Lúc này DN có khó khăn, cần được hỗ trợ.

Mặt khác, chúng ta có nguồn vốn ngoại tệ dồi dào, là nguồn lực lớn của nền kinh tế, do vậy phải huy động để khai thác, mà có huy động thì phải cho vay.

Chúng ta không nên dị ứng với cho vay ngoại tệ. Bởi nói cho vay nhưng bản chất lại không phải là cho vay mà là một nghiệp vụ chiết khấu chứng từ.

Hiểu đơn giản là nhà xuất khẩu sẽ thu được ngoại tệ từ việc bán hàng, thay vì chờ đến khi thu được tiền, NH sẽ ứng trước một khoản ngoại tệ để DN bán lấy vốn VND kinh doanh nhưng chỉ phải trả lãi suất theo USD thấp hơn nhiều so với lãi 
vay VND.

* Nhưng chỉ có DN xuất khẩu được tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, vậy giải pháp nào là căn cơ cho việc giảm lãi suất cho vay, 
thưa ông?

Giảm lãi suất phải được hỗ trợ bằng các công cụ chính sách tiền tệ từ phía NH Nhà nước.

Cụ thể là NH Nhà nước có thể tái cấp vốn cho các NH, NH không phải huy động vốn của dân với lãi suất cao, từ đó giảm lãi suất cho vay. Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc cũng giúp giảm lãi suất.

Tiền NH huy động được bị “nhốt” lại để chống lạm phát, khoản này vẫn trả lãi cho dân nhưng không sinh lãi, do vậy NH phải “chêm” lãi suất cho vay cao hơn để bù cho số tiền bị “nhốt” lại không sinh lãi.

Nếu tiền bị “nhốt” giảm đi, NH không “chêm” lãi suất cho vay cao lên nữa, đó cũng là cách giảm lãi suất cho vay.

* Việc sửa thông tư 36 tiếp tục cho các NH được dùng 60% vốn ngắn hạn cho vay dài hạn liệu có hợp lý khi mà trước đó NH Nhà nước đã từng muốn kéo tỉ lệ này chỉ còn 40%?

– Việc NH Nhà nước giữ tỉ lệ 60% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn đến hết năm nay là tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phục hồi, tạo dòng vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, kể cả tạo điều kiện để tái cơ cấu các khoản nợ từ ngắn hạn sang trung và dài hạn nhằm hỗ trợ DN…

Quan điểm là không nên sử dụng quá liều lượng, cũng không thay đổi chính sách quá đột ngột. Trên tinh thần đó, việc giữ tỉ lệ 60% là phù hợp vì hiện nay tỉ lệ dùng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn mới chỉ ở 38-40%.

Từ đây, NH Nhà nước đặt ra lộ trình hạ tỉ lệ này từ 60% xuống 50% vào năm sau và 40% từ năm 2018 là phù hợp, có bước chuẩn bị cho thị trường 
và DN.

LÊ THANH