23/01/2025

Quân sự hoá Biển Đông đe doạ hoà bình

Ngày 27.5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị cấp cao G7 mở rộng diễn ra ở Ise-Shima, tỉnh Mie, Nhật Bản.

 

Quân sự hoá Biển Đông đe doạ hoà bình

Ngày 27.5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị cấp cao G7 mở rộng diễn ra ở Ise-Shima, tỉnh Mie, Nhật Bản.




Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị G7 mở rộng ngày 27.5	 /// TTXVN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị G7 mở rộng ngày 27.5TTXVN


Thủ tướng khẳng định sự phồn vinh và phát triển bền vững ở VN lẫn thế giới chỉ có thể được bảo đảm nếu có một môi trường quốc tế hoà bình và ổn định.
“Chúng ta đang đứng trước những thách thức ngày càng lớn đối với h bình và an ninh của khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông. Các hành động đơn phương, trái pháp luật quốc tế và thoả thuận khu vực, như bồi đắp đảo nhân tạo với quy mô lớn, làm thay đổi nguyên trạng và tăng cường quân sự hoá đang đe doạ nghiêm trọng h bình và ổn định trong khu vực. Trước tình hình đó, đòi hỏi các quốc gia liên quan cần kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp h bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS), tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tăng cường xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa, sớm tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”, Thủ tướng phát biểu.
Cùng với các nước ASEAN, Thủ tướng cho biết, VN hoan nghênh G7 đã có tiếng nói mạnh mẽ, ủng hộ nỗ lực bảo đảm an ninh, tự do hàng hải, hàng không, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp h bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, thoả thuận khu vực đồng thời mong muốn G7 và cộng đồng quốc tế tiếp tục đóng góp có trách nhiệm vào củng cố môi trường h bình và ổn định ở châu Á – Thái Bình Dương lẫn trên thế giới.
 
 
Tổng thống Obama thăm Hiroshima
Sau khi kết thúc Hội nghị G7, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 27.5 đã có chuyến thăm lịch sử tới TP.Hiroshima, nơi đầu tiên trên thế giới hứng chịu bom nguyên tử vào ngày 6.8.1945. Ông là chủ nhân Nhà Trắng đương nhiệm đầu tiên đến thành phố này.
Reuters dẫn lời ông Obama phát biểu rằng ký ức về thảm hoạ tại Hiroshima sẽ không bao giờ phai nhoà và tổng thống Mỹ kêu gọi mọi quốc gia theo đuổi một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng nói nước này “bất mãn” về việc G7 ra tuyên bố chung có thể hiện quan ngại về tình hình Biển Đông, theo Reuters.
Danh Toại

 

Liên quan đến nội dung nghị sự tại hội nghị lần này như cơ sở hạ tầng chất lượng cao, an ninh khu vực, thúc đẩy quyền phụ nữ, y tế…, Thủ tướng đánh giá đây là những vấn đề quan trọng và cấp bách đối với h bình, ổn định và phát triển bền vững của châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và cả thế giới nói chung. Đặc biệt, phát triển bền vững trên cơ sở hội nhập khu vực và quốc tế hiệu quả là định hướng chiến lược phát triển của VN. VN đánh giá cao sáng kiến của Nhật Bản về Đối tác cơ sở hạ tầng chất lượng cao ở châu Á và sáng kiến Kết nối Mê Kông – Nhật Bản, ghi nhận sự hỗ trợ của các thành viên G7 khác với sáng kiến Chương trình cơ sở hạ tầng bền vững (SIP).

VN tái khẳng định cam kết chung tay hành động thực hiện thỏa thuận chống biến đổi khí hậu được ký kết tại Paris vừa qua và mong muốn quốc tế tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ VN cũng như các nước vùng Mê Kông tăng cường hợp tác quản lý, bảo vệ nguồn nước, nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu và chống hạn hán, xâm nhập mặn, nhất là ở ĐBSCL – hạ lưu sông Mê Kông.
“Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng h bình và phát triển của VN gắn chặt với hòa bình và thịnh vượng chung của thế giới. Đóng góp giải quyết các thách thức chung của khu vực và thế giới là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi quốc gia dù ở trình độ phát triển nào”, Thủ tướng chia sẻ.
Cũng trong ngày 27.5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có các cuộc gặp song phương với lãnh đạo Pháp, Canada, EU… về tăng cường hợp tác, nhất là hợp tác kinh tế. Thủ tướng cũng hoan nghênh các bên đã có lập trường tích cực, ủng hộ VN và ASEAN trong giải quyết bằng biện pháp hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông, góp phần duy trì h bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
G7 lo ngại về Biển Đông
Ngày 27.5, các nhà lãnh đạo G7 đã thông qua tuyên bố chung bế mạc Hội nghị cấp cao G7 lần thứ 42. Liên quan tới vấn đề an ninh biển, tuyên bố chung nói rõ các thành viên G7 nhất trí thực hiện các biện pháp liên quan tới trật tự hàng hải dựa trên các nguyên tắc của luật quốc tế được phản ánh cụ thể trong UNCLOS, tôn trọng tự do hàng hải, tự do không phận, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
G7 cũng tỏ ý lo ngại tình hình Biển Đông và Hoa Đông, tái xác nhận các quốc gia phải tuân thủ luật pháp quốc tế, kiềm chế hành động đơn phương gây căng thẳng, không uy hiếp, sử dụng vũ lực để thực hiện mục đích, phải giải quyết các vấn đề phân tranh bằng biện pháp hoà bình thông qua các hình thức pháp lý, bao gồm cả toà án.


 

Anh Vũ 
(từ Mie, Nhật Bản)