23/01/2025

Dạy nghề còn nặng tính bao cấp

Một nghịch lý hiện nay là nhiều người trẻ có trình độ, nhưng không tìm được việc làm. Trong khi đó, doanh nghiệp thì không tuyển được lao động đã qua đào tạo…

 

Dạy nghề còn nặng tính bao cấp

Một nghịch lý hiện nay là nhiều người trẻ có trình độ, nhưng không tìm được việc làm. Trong khi đó, doanh nghiệp thì không tuyển được lao động đã qua đào tạo…




Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH năm 2015  /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

 

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH năm 2015ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH


Thông tin này được đặt ra tại hội thảo “Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp, khu chế xuất ở VN”, do Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH tổ chức tại TP.HCM vào sáng 26.5.
Đào tạo không đáp ứng được nhu cầu
Tiến sĩ Bùi Thế Đức, Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, cho rằng công tác đào tạo nhân lực, đặc biệt là đội ngũ công nhân tay nghề cao hiện còn nhiều yếu kém và bất cập. Ông Đức nhấn mạnh cơ cấu lao động bất hợp lý khi: cứ 1 người tốt nghiệp ĐH thì có 0,43 TCCN và 0,56 công nhân kỹ thuật (trong khi tỷ lệ này của thế giới là 1 – 4 – 12).
Dự báo nhân lực từ các KCX – KCN cũng cho thấy tình trạng tương tự. Theo Ban Quản lý các KCX – KCN TP.HCM, giai đoạn 2015 – 2020 nhu cầu tuyển dụng mới của các doanh nghiệp khoảng 100.000 lao động. Trong đó, lao động có trình độ CĐ và ĐH chỉ chiếm 10%, lao động phổ thông 30% và còn lại 60% đã qua đào tạo, công nhân kỹ thuật và trung cấp. Nhu cầu là vậy nhưng thực tế lại khác. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Trung tâm dịch vụ việc làm và hỗ trợ doanh nghiệp, Ban Quản lý các KCX – KCN TP.HCM, cho biết hiện các doanh nghiệp tại đây đang có khoảng 280.000 lao động. Trong đó, lao động có tay nghề chuyên môn từ TCCN trở lên chỉ 18%.
Ông Tùng nhấn mạnh: “Thực tế các doanh nghiệp đều muốn tuyển lao động có tay nghề chuyên môn nhưng chất lượng đào tạo cũng như cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu, vì vậy doanh nghiệp phải tự đào tạo phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Số lao động có trình độ THCS, THPT đa phần được doanh nghiệp tuyển từ các trường phổ thông và tự đào tạo”.
Nói về thực trạng đào tạo nghề cho KCN, tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, cho biết: “Nhiều doanh nghiệp chỉ muốn tuyển lao động phổ thông không qua đào tạo nghề, một phần vì tính chất công việc của sản xuất nhưng một phần vì lao động qua đào tạo phải trả lương cao”.
Tham gia thị trường lao động mà không học nghề
Theo tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh, sau 5 năm thực hiện chiến lược đào tạo nghề thì tỷ lệ tuyển sinh vào trung cấp nghề và CĐ nghề cũng chỉ được 53,4% tính đến 2015. Còn theo Giáo sư Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, điều này một phần xuất phát ở tâm lý người học còn xem trọng bằng cấp.
Dạy nghề còn nặng tính bao cấp - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Học ngành này làm nghề khác

Để không lâm vào tình trạng bị động, loay hoay không tìm được việc làm, một số người đã chủ động chọn cho mình những ngã rẽ.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp Bộ GD-ĐT, cho rằng chúng ta cũng đang lãng phí nguồn lực con người, khi mỗi năm có khoảng 300.000 học sinh tốt nghiệp THCS không vào THPT, hàng chục ngàn học sinh học lực yếu không qua nổi kỳ thi tốt nghiệp THPT. Các đối tượng này tham gia vào thị trường lao động nhưng không đi học nghề.
Từ thực tế này, ông Vinh đề xuất Bộ GD-ĐT phải quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo nghề vì hiện nay có những địa phương có trên 10 trường ĐH, CĐ và trung cấp cùng tham gia đào tạo nhân lực cho địa phương dẫn đến tình trạng không có người học, gây lãng phí.
Theo ông Vinh, đào tạo nhiều nhưng chất lượng nguồn lực rất hạn chế. “Chúng ta đang lãng phí rất lớn khi theo thống kê từ 1996 – 2010 có khoảng gần 10 triệu người không học THPT, nên cần đẩy mạnh phân luồng từ THCS, đặc biệt phải tập trung dạy nghề cho lao động THPT vì đây là độ tuổi dễ đào tạo, nhanh nắm bắt thay đổi công nghệ”.
Ông Bùi Văn Ga thì cho rằng năm nay tỷ lệ học sinh đăng ký thi THPT chỉ để xét tốt nghiệp tăng 5% so với năm ngoái nên mạng lưới dạy nghề cũng cần có chiến lược điều chỉnh phù hợp.
Ông Lê Hồng Huyên, Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ban Kinh tế T.Ư, cho rằng tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế có chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 20% là rất thấp. Theo ông Huyên, một trong những nguyên nhân là tình trạng bao cấp trong dạy nghề quá nặng và chưa theo nguyên tắc thị trường.
Ông Huyên nói: “Có đơn vị đào tạo cho rằng nếu theo nguyên tắc thị trường thì dạy nghề càng không thu hút được người học vì hiện nay dù bao cấp nhưng vẫn không có người học. Nhưng theo tôi cần làm ngược lại, chỉ khi phải bỏ tiền đi học, người học mới thấy giá trị”. Ông Huyên còn đề xuất cần nhanh chóng thực hiện có kết quả trên thực tế luật Giáo dục nghề nghiệp, giao cho các KCN nhiệm vụ đào tạo chính lao động mình sẽ sử dụng thay vì thực tế gần như 100% doanh nghiệp sau khi tuyển dụng phải đào tạo lại ở mức trung bình 3 tháng như hiện nay.
Ở góc nhìn người lao động, ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN, cho rằng bất cập trong chính sách tiền lương và chế độ bảo hiểm hiện nay không khuyến khích người lao động nâng cao trình độ. Ông Chính chỉ ra thực tế có nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động chỉ ghi trong hợp đồng tiền lương ở mức cao hơn lương tối thiểu không nhiều. Số tiền còn lại bị doanh nghiệp “chẻ” ra thành nhiều khoản nhỏ nhằm trốn tránh việc đóng bảo hiểm xã hội.
Cả nước có 225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp
Theo số liệu thống kê đến tháng 3.2016, cả nước có tới 225.000 người có trình độ cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp. Đặc biệt, một số tỉnh có tới 80% sinh viên ra trường làm trái nghề, trong khi nhiều KCN chỉ có khoảng 20% lao động qua đào tạo có bằng chuyên môn kỹ thuật.

 

Hà Ánh