28/12/2024

Cây keo gây hại đồng lúa

Cây keo vốn được trồng trên đất lâm nghiệp, nhưng một số nơi ở tỉnh Quảng Ngãi do chính quyền địa phương buông lỏng quản lý để người dân trồng trên đất nông nghiệp, kể cả đất lúa, gây tác hại nhiều mặt.

 

Cây keo gây hại đồng lúa

Cây keo vốn được trồng trên đất lâm nghiệp, nhưng một số nơi ở tỉnh Quảng Ngãi do chính quyền địa phương buông lỏng quản lý để người dân trồng trên đất nông nghiệp, kể cả đất lúa, gây tác hại nhiều mặt.





Đám keo trồng giữa cánh đồng lúa tại xã Nghĩa Trung	 /// Ảnh: Hiển Cừ

 

Đám keo trồng giữa cánh đồng lúa tại xã Nghĩa TrungẢNH: HIỂN CỪ


ại thôn Tân Hội, xã Nghĩa Trung (H.Tư Nghĩa) có hai đám keo xanh tốt mọc giữa cánh đồng lúa. Những người dân nơi đây cho hay hai đám keo được trồng cách đây hơn 3 năm. Ban đầu, cây keo còn nhỏ chưa gây ảnh hưởng đến các diện tích đất sản xuất lúa nằm sát bên cạnh, nhưng khi cây phát triển ngày càng lớn thì lúa giảm năng suất thấy rõ. “Đây là đất nông nghiệp chứ không phải đất lâm nghiệp. Vì thế, việc trồng keo giữa đồng khiến năng suất của những đám lúa cạnh bên bị giảm quá nhiều do tán lá keo làm giảm quang hợp của lúa”, ông Phạm Đăng Huân, một nông dân có ruộng lúa gần đám keo, bức xúc.
Không chỉ ở Tân Hội, mà tình trạng trồng keo trên đất nông nghiệp còn diễn ra ở nhiều thôn thuộc Nghĩa Trung. Theo ông Nguyễn Phường (thôn Phú Văn), ban đầu chỉ có vài hộ trong thôn trồng keo trên đất nông nghiệp nhưng sau đó do bị ảnh hưởng đến việc canh tác, một số hộ trồng hoa màu như bắp, đậu bên cạnh buộc lòng phải chuyển sang trồng keo. Không ít hộ dù biết trồng keo trên đất nông nghiệp không hiệu quả bằng các loại hoa màu nhưng do đi làm ăn ở xa nên trồng keo cho… khoẻ, bởi cây keo không cần nhiều công chăm sóc.
Ông Nguyễn Đình Vinh, Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Trung, cho biết qua thống kê toàn xã có hơn 2,5 ha đất nông nghiệp nhưng người dân lại trồng keo. Chính quyền xã đã xử phạt hành chính đối với các hộ này và buộc họ phải sử dụng đất đúng mục đích, nhưng các hộ dân vẫn phớt lờ. “Ban đầu một số hộ trồng keo tự phát trên đất nông nghiệp ảnh hưởng đến các hộ xung quanh, buộc các hộ này cũng phải trồng keo. Trong khi đó, quá trình xử lý của chính quyền địa phương chưa dứt khoát, chưa có biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu nên tình trạng trồng keo trên địa bàn vẫn tiếp diễn”, ông Vinh thừa nhận.
Theo ông Trần Ngọc Thương, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Ngãi, UBND tỉnh đã quy hoạch đất trồng lúa và quy hoạch cho sản xuất cây lâm nghiệp. Do vậy, việc người dân đưa cây keo trồng trên đất quy hoạch cho sản xuất lúa gây nhiều hệ luỵ nguy hiểm. Trách nhiệm để xảy ra tình trạng này thuộc về các địa phương. Cũng theo ông Thương, địa phương cần vận động người dân phá bỏ cây keo đã trồng trên đất nông nghiệp, đưa ngay số diện tích này vào sản xuất đúng quy hoạch.
“Đối với diện tích trồng lúa đã được quy hoạch nhưng không đảm bảo nước tưới, Sở yêu cầu các địa phương hướng dẫn nông dân chuyển đổi cây trồng cạn phù hợp như mía, mì, đậu… Đặc biệt là chuyển đổi mô hình trồng cỏ để phát triển chăn nuôi, nhằm tăng thu nhập cho hộ gia đình. Dứt khoát không được trồng keo”, ông Thương nói.

 

Hiển Cừ