23/12/2024

Ấn – Mỹ bắt tay đối phó tàu ngầm Trung Quốc

Ấn Độ và Mỹ đang đàm phán hợp tác trong việc chia sẻ thông tin, theo dõi tàu ngầm khi Trung Quốc ngày càng tăng cường các hoạt động của đội tàu ngầm nước này trong khu vực.

 

Ấn – Mỹ bắt tay đối phó tàu ngầm Trung Quốc

Ấn Độ và Mỹ đang đàm phán hợp tác trong việc chia sẻ thông tin, theo dõi tàu ngầm khi Trung Quốc ngày càng tăng cường các hoạt động của đội tàu ngầm nước này trong khu vực.

 

 

 

 

Tàu ngầm Trung Quốc thường được phát hiện hoạt động tại Ấn Độ Dương /// Reuters

Tàu ngầm Trung Quốc thường được phát hiện hoạt động tại Ấn Độ DươngReuters

 

Cả Ấn Độ và Mỹ đều lo ngại về sức mạnh và tham vọng của hải quân Trung Quốc, đặc biệt là các hành động của lực lượng này tại Biển Đông và đang thách thức Ấn Độ tại Ấn Độ Dương, theo Reuters ngày 2.5.
Hồi tháng trước, Ấn Độ đã đồng ý cho Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự tại nước này. Đổi lại, Ấn Độ sẽ được phép tiếp cận các công nghệ vũ khí của Mỹ để thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc.
Hải quân hai nước sẽ đàm phán chia sẻ thông tin trong mặt trận chống tàu ngầm. Một quan chức Mỹ giấu tên cho rằng những thoả thuận này sẽ giúp tăng cường mối quan hệ hải quân 2 nước.
Các quan chức hải quân Ấn Độ nói rằng các tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện trung bình 4 lần mỗi 3 tháng, đôi khi được phát hiện gần các quần đảo Andaman và Nicobar. Những quần đảo này nằm gần eo biển Malacca, cửa ngõ đi vào Biển Đông và có hơn 80% lượng nhiên liệu cung cấp cho Trung Quốc đi qua đây.
Ấn - Mỹ bắt tay đối phó tàu ngầm Trung Quốc - ảnh 1

Sát thủ săn ngầm P-8A Poseidon của Mỹ Hải quân Mỹ


Thuận lợi cho việc họp tác chia sẻ thông tin này là Ấn Độ và Mỹ đã từng tập trận hải quân cùng nhau, đều sử dụng máy bay trinh sát P-8. P-8 là máy bay săn ngầm tân tiến nhất của Mỹ, được trang bị các cảm biến có thể phát hiện và theo dõi tàu ngầm.
Reuters dẫn nguồn tin nói rằng trọng tâm trong cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Ấn Độ tại Philippines vào tháng 6 tới sẽ là mặt trận chống tàu ngầm. Nhật Bản cũng sẽ tham gia cuộc tập trận này.
Việc Trung Quốc gia tăng hoạt động của các tàu ngầm hạt nhân tại căn cứ ở đảo Hải Nam và vùng nước lân cận đã khiến hoạt động trinh sát của các nước cũng gia tăng. Ấn Độ đang chuẩn bị cho hoạt động tàu ngầm tự đóng đầu tiên của nước này, trang bị các tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân.
Các chuyên gia nhận định rằng Trung Quốc có thể sẽ đưa đội tàu ngầm tấn công đến Ấn Độ Dương để theo dõi hoạt động tuần tra của Ấn Độ.
Chuyên gia tàu ngầm Collin Koh tại trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam của Singapore đánh giá Ấn Độ Dương sẽ trở thành khu vực quan trọng, do đó việc cải thiện mối quan hệ giữa Mỹ với các nước có đội tàu ngầm lớn ở khu vực như Ấn Độ sẽ rất quan trọng.


Giới chuyên gia nhận định ban đầu có thể Mỹ sẽ giúp phát triển khả năng của Ấn Độ trong lĩnh vực chống ngầm. Sau đó mỗi nước sẽ chia nhau các khu vực để tuần tra.

Chuyên gia về đối thủ chiến lược ở Ấn Độ Dương tại đại học quốc gia Úc, David Brewster nhận định hợp tác trên mặt trận chống ngầm có thể sẽ bao gồm Úc, nước vừa ký mua 12 tàu ngầm của Pháp. Ba nước Ấn Độ, Mỹ và Úc sẽ chia sẻ trách nhiệm cùng nhau tại Ấn Độ Dương và có thể chia sẻ các căn cứ với nhau.
Trong khi đó, Trung Quốc sẽ tìm cách đảm bảo tuyến vận tải năng lượng và thương mại của mình bằng cách xây cảng và các cơ sở hạ tầng khác tại các nước như Sri Lanka.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc có hay biết về việc hợp tác quân sự giữa Ấn Độ và Mỹ, và mong rằng sự hợp tác này là “bình thường và đóng góp ý nghĩa cho hoà bình ổn định của khu vực”.

 

Bảo Vinh