23/12/2024

Vì sao Pháp thắng hợp đồng thế kỷ?

Tổng cục Vũ khí Pháp đánh giá tàu ngầm lớp Barracuda là con át chủ bài của mình. Thế nhưng lần đầu tiên Pháp sẵn sàng chia sẻ với nước ngoài công nghệ tàu ngầm này.

 

Vì sao Pháp thắng hợp đồng thế kỷ?

 

Tổng cục Vũ khí Pháp đánh giá tàu ngầm lớp Barracuda là con át chủ bài của mình. Thế nhưng lần đầu tiên Pháp sẵn sàng chia sẻ với nước ngoài công nghệ tàu ngầm này.

 

 

 

 

Vì sao Pháp thắng hợp đồng thế kỷ?
Tổng thống Pháp François Hollande (thứ hai từ phải sang) thăm văn phòng DCNS ở Paris ngày 26-4 và xem mẫu tàu ngầm sẽ đóng cho Úc cùng Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian (bìa trái) – Ảnh: Reuters

Chính phủ Úc đã chọn Tập đoàn công nghiệp Pháp DCNS cho “hợp đồng thế kỷ” trị giá 50 tỉ đôla Úc (38,7 tỉ USD) mua 12 tàu ngầm Shortfin Barracuda Block 1A là vì có thể được chia sẻ công nghệ bí mật.

Theo báo La Tribune, có năm lý do nhà thầu Pháp DCNS trở thành người chiến thắng trước hai đối thủ nặng ký khác là Tập đoàn ThyssenKrupp Marine Systems (TKMS) của Đức và liên doanh Mitsubishi Heavy Industries và Kawasaki Heavy Industries 
của Nhật.

1. Mẫu tàu ngầm ưu việt

Mẫu tàu ngầm Shortfin Barracuda Block 1A chạy bằng diesel và điện, dài hơn 95m, lượng giãn nước 4.000 tấn, là thế hệ mới nhất của loại tàu ngầm tấn công lớp Barracuda.

Úc đánh giá tàu ngầm của Tập đoàn DCNS đạt tính năng hoạt động cao về kết cấu và công nghệ, có mức độ ưu việt hơn về giảm âm, chế độ tự hành và tầm hoạt động rộng.

Trong khi đó, TKMS của Đức chưa bao giờ đóng tàu ngầm loại 4.000 tấn. Chiếc lớn nhất của TKMS là tàu ngầm tấn công Dolphins II 2.200 tấn đang hoạt động ở Israel.

Liên doanh Nhật giới thiệu mẫu tàu ngầm lớp Soryu. Dù vậy, tàu ngầm Soryu lặn ở vùng biển sâu lại thua tàu ngầm Pháp. Úc cũng đánh giá ngành công nghiệp Nhật còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng tàu ở nước ngoài.

2. Đích thân bộ trưởng đi chào hàng

Trong Tập đoàn DCNS, Nhà nước Pháp chiếm 62,49% vốn và Tập đoàn Thales chiếm 35%.

Đầu tháng 11-2014, tổng giám đốc – chủ tịch quản trị Hervé Guillou của DCNS và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã bay đến Albany (Úc) dự lễ kỷ niệm 100 năm Chiến tranh thế giới thứ nhất để vận động chào hàng.

Bộ trưởng Le Drian khi đó mở lời với người đồng cấp Úc về chuyện đóng tàu ngầm nhưng không nhận được phản hồi. Lúc bấy giờ, nhiều nguồn tin cho rằng Úc đã dành sẵn chỗ cho Nhật. Mặc kệ, ông Le Drian trở về Pháp, tổ chức lực lượng vận động như cách đã chào hàng bán máy bay tiêm kích Rafale cho Ấn Độ.

Từ cuối năm 2014, cứ mỗi hai tuần Bộ Quốc phòng Pháp lại tổ chức họp với đầy đủ bộ sậu, trong đó có ông Hervé Guillou, ban lãnh đạo Tập đoàn Thales, Tổng cục Vũ khí, Bộ Tham mưu quân đội, tham mưu trưởng hải quân, Bộ Ngoại giao.

Tháng 2-2015, gió xoay chiều. Úc mở thầu cho TKMS của Đức và DCNS của Pháp tham gia.

Đầu tháng 7-2015, Bộ trưởng Le Drian cất công bay sang Mỹ tìm hiểu tin đồn Mỹ sẽ bán vũ khí trang bị trên tàu ngầm Úc và Mỹ thích Nhật hơn. Phía Mỹ tuyên bố trung lập.

Tháng 2-2016, ông Le Drian lại sang Úc thăm các xưởng đóng tàu ngầm rồi gặp thủ tướng Úc để trình bày về gói thầu của Pháp.

Theo báo Le Monde, ngày 18-4 trên chuyến bay đến Ai Cập, Tổng thống Pháp François Hollande và Bộ trưởng Le Drian đã nhất trí gửi thư cho thủ tướng Úc khẳng định rằng Pháp mong muốn duy trì quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài với Úc.

Thế là một tuần sau, Úc thông báo Tập đoàn DCNS giành được độc quyền đàm phán 
hợp đồng.

3. Quan hệ chiến lược cấp cao

Tập đoàn DCNS giải thích thêm về lý do chiến thắng: “Chúng tôi không đấu thầu cho một sản phẩm mà đấu thầu cho một quan hệ đối tác kéo dài 50 năm với Úc”.

Trước đây, Úc từng mệt mỏi với Tập đoàn Kockums của Thuỵ Điển trong vụ đóng tàu ngầm lớp Collins nên bây giờ rất muốn tìm kiếm đối tác đáng tin cậy.

Do đó, trong 21 điểm của gói thầu Pháp về đóng tàu ngầm cho Úc, thoả thuận cấp chính phủ với chính phủ là một phần quan trọng.

Úc vững bụng vì Pháp đủ năng lực duy trì công nghiệp tàu ngầm một thời gian dài để sẵn sàng cung ứng cho hải quân Úc. Hải quân Pháp cũng đủ sức hoạt động lâu dài trên mọi vùng biển trong khi hải quân Đức chủ yếu chỉ ở biển Baltic và biển Bắc, còn Nhật thì tầm hoạt động hạn hẹp hơn.

Cuối năm ngoái, tàu hộ vệ HMAS Melbourne của Úc đã hộ tống nhóm tác chiến tàu sân bay Pháp đến vùng Vịnh đánh IS. Úc cùng với Pháp còn có nhiều phân tích chiến lược quốc phòng tương đồng.

4. Chuyển giao 
công nghệ

Trước chiêu bài quảng bá “chất lượng công nghiệp kiểu Đức” của đối thủ TKMS, Pháp đã chơi lá bài “chuyển giao công nghệ” làm một trong những yếu tố then chốt để chiếm ưu thế cạnh tranh.

TKMS của Đức muốn mang đến Úc dây chuyền cung ứng, còn liên doanh Nhật không có chút kinh nghiệm nào về chuyển giao công nghệ tàu ngầm.

Ngược lại, từ lâu DCNS đã có kinh nghiệm chuyển giao công nghệ trong các thương vụ đóng tàu ngầm lớp Scorpène cho Brazil, Malaysia, Ấn Độ.

Ngoài ra, Pháp chủ trương dựa vào ngành công nghiệp Úc để giúp Úc phát triển năng lực công nghiệp bảo vệ chủ quyền. DCNS đã ký các hợp đồng độc quyền với tám trường đại học Úc liên quan đến các lĩnh vực như động lực học lưu chất, vật liệu composite, đồng thời liên kết với 250 doanh nghiệp Úc về kiểm toán.

5. “Con bài chủ” 
Tập đoàn Thales

Ông Patrice Caine, tổng giám đốc – chủ tịch hội đồng quản trị của Tập đoàn Thales, tóm tắt như sau: “Thales là nhà công nghiệp đáng tin cậy ở Úc. Điều đó giúp DCNS vượt qua đối thủ 
người Đức”.

Thales đã từng làm nhà thầu phụ cho Tập đoàn Mỹ Lockheed Martin (chuyên về hệ thống quản lý chiến đấu, bộ não trên tàu ngầm) hay Tập đoàn điện tử Mỹ Raytheon.

Thales cũng đang sử dụng 3.200 nhân công ở Úc và đã cung ứng cho Úc máy định vị sóng âm, thiết bị quang tử và thiết bị thông tin dành cho tàu ngầm.

Biết chờ thời

Vào thời điểm bắt đầu chuẩn bị gói thầu, thủ tướng Úc lúc bấy giờ là ông Tony Abbott vốn ưu ái Nhật bởi Úc muốn siết chặt quan hệ với Nhật, đồng minh then chốt ở châu Á – Thái Bình Dương.

Để đối phó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã áp dụng chiến lược hết sức đơn giản: Cứ xem Pháp như người đến sau Nhật để chờ thời cơ khi Nhật thất thế thì Pháp sẽ đương nhiên thế chỗ.

HOÀNG DUY