23/01/2025

Thầy giáo ‘hot boy’ nói chuyện tiết kiệm

Đoạn phim Sống tiết kiệm – Lựa chọn thông minh do tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, thực hiện đã được dân mạng bấm like rần rần.

 

Thầy giáo ‘hot boy’ nói chuyện tiết kiệm

Đoạn phim Sống tiết kiệm – Lựa chọn thông minh do tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, thực hiện đã được dân mạng bấm like rần rần.





Đem cơm đến trường để tiết kiệm tiền	
 /// Ảnh: cắt từ clip

 

 

Đem cơm đến trường để tiết kiệm tiền Ảnh: cắt từ clip

 


Đoạn phim đang thu hút hơn 4.600 lượt xem, hơn 310 lượt chia sẻ và hàng chục bình luận chỉ sau hai giờ đăng tải trên Facebook.
Trong 8 phút của đoạn phim, thầy giáo “hot boy” đã hướng dẫn, chia sẻ, hiến nhiều kế thú vị để giải đáp một trong những băn khoăn, lăn tăn mà giới trẻ, nhất là học sinh, sinh viên thường gặp phải, đó là: tiết kiệm như thế nào?
Một trong những nỗi ám ảnh nhất trong cuộc đời sinh viên, đôi khi chẳng phải là những kỳ thi, mà là những lần bị chủ phòng đòi tiền trọ. Để tiết kiệm tiền phòng, không quá khó bằng cách tìm kiếm bạn cùng giới, người quen, bạn cùng lớp ở chung để chia gánh nặng tiền phòng, tiền điện, nước… Hướng dẫn này được nhiều thành viên trên Facebook thích thú.
Với nhiều sinh viên, chỉ vì muốn tiết kiệm nên bỏ bữa ăn sáng. Tuy nhiên cách này không đúng. Vẫn có cách để vừa đảm bảo bữa ăn sáng, vừa tiết kiệm, đó là thay vì ăn ổ bánh mì mười mấy ngàn đồng, có thể ăn bánh mì không kèm ít sữa.
Theo tiến sĩ Khắc Hiếu, sinh viên thay vì đi học bằng xe máy, tốn vài chục ngàn tiền xăng và tiền gửi xe, thì có thể đi xe đạp đến trường để rèn luyện sức khoẻ, hoặc đi xe buýt. Cách giảng giải logic và hợp lý đã khiến nhiều người gật gù đồng ý.
Thầy giáo 'hot boy' nói chuyện tiết kiệm - ảnh 3

Thầy giáo Khắc Hiếu

Thành viên Lê An kêu gọi bạn bè cùng lớp vào xem đoạn phim, đặc biệt là đoạn học tập tiết kiệm bằng cách chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài, để thi đậu, không phải tốn tiền học lại thi lại.
Cũng trong đoạn phim này, tiến sĩ Khắc Hiếu còn hướng dẫn nhiều cách tiết kiệm khác như: có thể nấu ăn tại nhà, hoặc đem cơm đến lớp để ăn, vừa đảm bảo vệ sinh lại vừa tiết kiệm một khoản kha khá. Hoặc nghỉ trưa tiết kiệm, không nhất thiết phải về nhà mà có thể ở lại trường, tìm đến những nơi như thư viện. Vừa tận hưởng sự mát mẻ, lại có thể tha hồ cắm sạc điện thoại, laptop miễn phí. “Nhớ nhé tụi bây, từ nay trưa đừng có chạy ngoài đường nữa. Kiếm thư viện mà ngồi nhé”, thành viên Trần Dũng nhắn nhủ bạn bè.
Theo tiến sĩ Khắc Hiếu, hy vọng những cách tiết kiệm này có thể giúp sinh viên vượt qua những năm đại học thật suôn sẻ, không phải lo cơm áo gạo tiền, có thể tiết kiệm được cả triệu đồng mỗi tháng. Nhất là không phải rơi vào tình cảnh “đầu tháng ăn sang cuối tháng phải ăn mì gói quăn cả tóc”. “Đôi khi mỗi người không có nhiều tiền nhưng nếu có những sự lựa chọn thông minh, tiết kiệm đúng cách thì vẫn có thể tạo nên những khoảnh khắc sống chất lượng”, tiến sĩ Khắc Hiếu nói.
Bình luận
“Nội dung hay, diễn xuất hài hước, nhạc phim tuyệt vời đã tạo nên một bộ phim rất là… chất”. (Quang Phú/Facebook)
“Xem phim mà nhớ lại thời sinh viên của mình quá đi”. 
(Huỳnh Nhu/Facebook)
“Ai đã là sinh viên thì có lẽ đều trải qua những tình huống ấy. Mà trời ơi, sao đoạn phim này không xuất hiện sớm hơn nhỉ, để mình biết cách tiết kiệm, không phải nhịn đói mỗi khi cuối tháng”. (Vũ Thanh/Facebook)
“Cảm ơn những hướng dẫn thú vị và ý nghĩa. Chắc chắn sẽ áp dụng”. (Trọng Hoàng/Facebook)
“Cần chia sẻ đoạn phim này nhiều hơn để sinh viên nào cũng được xem và học hỏi kinh nghiệm”. (Lê Oanh/Facebook)

 

Xuân Phương