23/01/2025

Phí gầm bàn khiến doanh nghiệp lớn không nổi

Nhiều quy định, thủ tục bất hợp lý đẩy doanh nghiệp vào khó khăn, trong khi các chi phí “dưới gầm bàn” khiến doanh nghiệp không lớn nổi.

 

Phí gầm bàn khiến doanh nghiệp lớn không nổi

 

 

Nhiều quy định, thủ tục bất hợp lý đẩy doanh nghiệp vào khó khăn, trong khi các chi phí “dưới gầm bàn” khiến doanh nghiệp không lớn nổi.

 

 

 

 

Phí gầm bàn khiến doanh nghiệp lớn không nổi
Nhiều doanh nghiệp cho rằng thủ tục hành chính, chính sách, chi phí bất hợp lý… ​gây trở ngại không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khiến doanh nghiệp không lớn nổi – Ảnh: T.V.N.

 

 

Nhiều doanh nghiệp (DN) và chuyên gia đã khẳng định như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ về những khó khăn trong hoạt động sản xuất hiện nay.

Phí gầm bàn khiến doanh nghiệp lớn không nổi
Ảnh: Ngọc Dương

* Ông Vũ Đức Sang (giám đốc Công ty TNHH thiết bị PCCC 2-9):

Giám đốc phải đi học về phòng cháy 
chữa cháy

Do đăng ký kinh doanh bảy loại ngành, nghề liên quan đến các lĩnh vực trong phòng cháy chữa cháy (PCCC), thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện, nên công ty chúng tôi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện liên quan đến loại hình này khi đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên, theo quy định tại nghị định 79/2014/NĐ-CP và thông tư 66/2014/TT-BCA hướng dẫn thi hành một số điều của Luật PCCC sửa đổi, bổ sung (có hiệu lực từ tháng 7-2014), người đứng đầu DN và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư PCCC “phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về PCCC”.

Và điều kiện để được cấp chứng chỉ về PCCC là “phải qua lớp bồi dưỡng kiến thức về PCCC ít nhất sáu tháng”. Còn để được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về PCCC, “cá nhân phải có trình độ trung cấp về PCCC trở lên”, “có ít nhất ba năm kinh nghiệm tham gia thiết kế hoặc thi công”.

Theo tôi, đây là những quy định hết sức vô lý, gây mất thời gian và tốn kém cho DN, bởi các DN hoạt động trong lĩnh vực này đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện và được pháp luật công nhận bằng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Các nhân viên giám sát, kỹ sư thiết kế hệ thống PCCC cũng đã được Sở Xây dựng TP.HCM cấp chứng chỉ hành nghề, tức là đã được chứng nhận nghề trong lĩnh vực mình đang làm rồi, tại sao lại bắt chúng tôi phải có thêm chứng chỉ này nữa làm gì?

Với việc buộc tất cả người đứng đầu DN hoặc người đại diện theo pháp luật phải đi học trong sáu tháng (học phí 9 triệu đồng/người), sẽ gây tốn kém tiền bạc, thời gian rất lớn bởi chỉ riêng trên địa bàn TP.HCM đã có hàng ngàn DN hoạt động trong lĩnh vực này.

Hơn nữa, nếu phải đi học, giám đốc còn thời gian đâu điều hành công việc sản xuất kinh doanh. Ngay cả nhân viên công ty chúng tôi, 11 công nhân được đưa đi tham dự lớp học “Bồi dưỡng kiến thức PCCC & CNCH khoá 4” với tổng kinh phí lên đến 102 triệu đồng, cũng đã được xin thôi, không tham gia lớp học vì thời gian đi học liên tục kéo dài hai tháng/đợt, công ty không đủ nhân viên thực hiện công việc giám sát tại một số công trình đang thi công.

Trong thực tế, quy định này không những gây tốn kém cho DN mà cũng làm phát sinh tiêu cực, bởi trên mạng hiện đang rao đầy dịch vụ làm nhanh các loại chứng chỉ PCCC dành cho những ai “không có thời gian đi làm chứng chỉ hoặc gặp khó khăn về thủ tục, quy trình, khoảng cách địa lý”.

Phí gầm bàn khiến doanh nghiệp lớn không nổi
Ảnh: T.V.N.​

* Ông Võ Quốc Thắng (chủ tịch HĐQT Đồng Tâm Group):

Thủ tục hành chính cản trở sự phát triển

Để phát triển, ngoài nỗ lực của DN còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Nếu cơ chế chính sách thông thoáng, minh bạch, DN tự tin mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất. Ngược lại, nếu mở đầu này nhưng chặn hoặc dựng rào đầu khác, DN có muốn cũng không dám làm.

Theo tôi, một trong những nguyên nhân góp phần… hạn chế tốc độ phát triển và hội nhập nhất của đất nước hiện nay chính là việc chậm cải cách văn bản, thủ tục hành chính. Tại sao Nhà nước không quyết liệt thay đổi, bãi bỏ những quy định, điều lệ đã cũ, lạc hậu, cản đường phát triển?

Pháp luật phải rõ ràng, chặt chẽ. Điều luật phải dễ hiểu, ai đọc vào đều hiểu đúng bản chất của điều luật. Không thể để luật ban hành nhưng cơ quan nhà nước có thể hiểu và thi hành theo cách này hoặc cách khác.

Còn người dân, DN thì mơ hồ, từ đó tạo thêm cơ hội cho tệ quan liêu, nhũng nhiễu, hạch sách hoặc các hành vi cố tình vi phạm pháp luật. Thế nên văn bản luật đã xây dựng, ban hành rồi, các văn bản dưới luật cũng cần phải rõ ràng, dễ hiểu, tránh chồng chéo. Muốn vậy, cơ quan ban hành luật phải thường xuyên tiếp cận đời sống thực tế để kịp thời rà soát, 
soát xét.

Phí gầm bàn khiến doanh nghiệp lớn không nổi
Ảnh: Ng.Khánh

* Ông Trần Hữu Huỳnh 
(chủ tịch Uỷ ban Tư vấn chính sách thương mại quốc tế, Phòng Công nghiệp và thương mại VN):

Phí đang “ăn mòn” doanh nghiệp VN

Từ sau khi VN gia nhập WTO đến nay, tốc độ tăng trưởng về tổng số lao động, số DN, nguồn vốn đầu tư cũng như tổng doanh thu của DN VN ngày càng giảm dần.

Trong tám năm qua, số DN VN thành lập mới tăng thêm nhưng số DN ngừng hoạt động, giải thể, phá sản cũng tăng tương ứng. Đáng lo ngại hơn là xu hướng DN VN ngày càng nhỏ lại theo 
năm tháng.

Nguyên nhân có nhiều, một số đó là các DN đang phải oằn mình chịu phí quá nhiều. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 66% DN phải chi trả chi phí không chính thức, trong đó 11% DN phải chi hơn 10% doanh thu, 65% DN cho biết tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN tồn tại khá phổ biến…

Môi trường kinh doanh chưa sáng sủa trong khi bản thân còn nhiều hạn chế, làm sao DN Việt cạnh tranh với những người khổng lồ nước ngoài khi VN 
hội nhập?

TRẦN VŨ NGHI – NHƯ BÌNH ghi