23/01/2025

Những lưu ý cuối cùng khi đăng ký dự thi

Còn 2 ngày nữa là kết thúc thời gian đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia, vì vậy, tại chương trình Tư vấn trực tuyến chiều 27.4 do Báo Thanh Niên tổ chức, các chuyên gia đã nhắc nhở thí sinh những lưu ý cuối cùng khi nộp hồ sơ.

 

Những lưu ý cuối cùng khi đăng ký dự thi

Còn 2 ngày nữa là kết thúc thời gian đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia, vì vậy, tại chương trình Tư vấn trực tuyến chiều 27.4 do Báo Thanh Niên tổ chức, các chuyên gia đã nhắc nhở thí sinh những lưu ý cuối cùng khi nộp hồ sơ.





Đại diện các trường tham gia chương trình Tư vấn trực tuyến tại Báo Thanh Niên  /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

 

Đại diện các trường tham gia chương trình Tư vấn trực tuyến tại Báo Thanh Niên Ảnh: Đào Ngọc Thạch


Chính xác, phù hợp
Tuy thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) sắp kết thúc nhưng nhiều thí sinh (TS) vẫn còn băn khoăn về việc lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển, lựa chọn môn thi phù hợp.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, khuyên: “Để có cơ hội trúng tuyển cao nhất trong đợt xét tuyển đầu tiên thì ngay khi nộp hồ sơ, các em đã phải tính đến việc xét vào ngành nào, trường nào. Chính vì thế, phải chọn số lượng môn thi thật chính xác, phù hợp năng lực, phù hợp với tổ hợp môn. Ngoài 3 môn bắt buộc gồm toán, văn, ngoại ngữ, nếu TS xét khối A thì nên chọn thêm môn lý, khối B thì chọn thêm môn sinh. Như vậy là chỉ với 5 môn, mỗi em đã có thể xét tuyển được 3 đến 4 tổ hợp môn”.
Tiến sĩ Nguyễn Phi Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Duy Tân, cũng đưa ra những lưu ý TS cần tránh khi làm hồ sơ: “Điều đặc biệt quan trọng đối với TS là thông tin phải đầy đủ và chính xác. Tiếp theo, cần chú ý phần điểm ưu tiên khu vực và đối tượng. Năm 2015, có nhiều trường hợp TS có điểm ưu tiên nhưng không kê khai làm cho điểm xét tuyển bị thấp, mất cơ hội trúng tuyển. Ngược lại, TS không có điểm ưu tiên nhưng lại kê khai, đến khi trúng tuyển nhập học lại không cung cấp đủ minh chứng nên từ đậu thành rớt”.

Những lưu ý cuối cùng khi đăng ký dự thi

PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi, Phó phòng Đào tạo ĐH Y Dược TP.HCM, cũng khuyên TS cần tham khảo kết quả tuyển sinh những năm gần đây để có định hướng. Có những ngành ở một số trường có điểm chuẩn cao, TS phải có học lực giỏi mới nên chọn. Năm nay TS không được rút hồ sơ nên phải cân nhắc kỹ: khả năng điểm của mình có thể vào ngành nào và ngành đó mình có đam mê, yêu thích hay không?
Vào y dược, chọn ngành nào ?
 
 
Trường ĐH Y Dược TP.HCM chỉ tuyển thẳng 5% chỉ tiêu
PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết năm nay sẽ giới hạn chỉ tiêu tuyển thẳng từng ngành. Mỗi ngành chỉ tuyển tối đa 5% chỉ tiêu, với tổng chỉ tiêu tuyển thẳng của trường là 80 TS. Cụ thể, ngành bác sĩ đa khoa tuyển thẳng 20 TS, bác sĩ răng hàm mặt 5, dược học 15, các ngành cử nhân 26…
Hà Ánh

 

Nhiều TS quan tâm đến khối ngành y dược muốn biết chỉ tiêu, điểm chuẩn và cách thức xét tuyển ngành y đa khoa tại Trường ĐH Y Dược TP.HCM. PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi thông tin: “Ngành y đa khoa của trường xét 400 chỉ tiêu, trong đó có cả chỉ tiêu tuyển thẳng và cử tuyển. Nếu TS cùng điểm mà vượt quá chỉ tiêu thì trường dùng phương án xét thêm điểm môn sinh (với ngành y đa khoa), môn hoá (với ngành dược). Trong trường hợp tiếp tục đồng điểm thì sẽ xét môn ngoại ngữ”.

Một phụ huynh gửi câu hỏi: “Con tôi không đủ điểm để vào ngành y đa khoa thì có cơ hội trúng tuyển các ngành khác của Trường ĐH Y Dược TP.HCM hay không?”. Tiến sĩ Khôi cho biết ngoài 3 ngành luôn có điểm chuẩn cao nhất là bác sĩ đa khoa, bác sĩ răng hàm mặt và dược, những ngành còn lại như điều dưỡng, cử nhân phục hình răng… đều có nhu cầu việc làm cao nhưng không quá nhiều trường đào tạo và TS cũng không quá tập trung nộp hồ sơ, do vậy điểm chuẩn thấp hơn.
Tại Trường ĐH Duy Tân, các ngành khối sức khoẻ (bác sĩ đa khoa, dược và điều dưỡng) có tổng chỉ tiêu là 600. Điểm xét tuyển vào trường thường thấp hơn các trường công lập đào tạo y dược từ 1 – 2 điểm.
Ngoài khối ngành y dược, nhiều TS còn quan tâm tới nhóm ngành kỹ thuật. Qua Facebook Báo Thanh Niên, TS có tên là Hùng băn khoăn: “Em rất thích học ngành kỹ thuật điện tử truyền thông, em thấy ngành này có rất nhiều tổ hợp môn thi nhưng em chưa rõ là mình chỉ chọn một trong những tổ hợp môn đó để thi rồi xét điểm vào trường mình muốn hay phải thi hết các tổ hợp môn đó? Nếu em không đủ điểm xét ĐH thì em có được chuyển xuống CĐ hay không?
Còn cách nào khác để em đậu ĐH không?”.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho hay: “Em chỉ cần chọn môn thi phù hợp với một trong những tổ hợp môn trường xét. Nếu có khả năng thì em thi thêm môn để có thể chọn tổ hợp môn nào có điểm cao nhất. Ngoài xét tuyển kết quả kỳ thi THPT quốc gia, TS còn có thể xét tuyển vào nhiều trường bằng phương thức học bạ. Năm nay, TS chỉ cần tốt nghiệp là có cơ hội đậu bậc CĐ”.
Về phương thức xét tuyển bằng học bạ, ông Vũ Quang Huy, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn hướng nghiệp Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, cho biết điều kiện xét tuyển học bạ của trường đối với bậc ĐH là phải tốt nghiệp THPT hoặc tương đương tổng điểm trung bình năm học lớp 12 của 3 môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển đạt 18 điểm trở lên. Đối với bậc CĐ, chỉ cần tốt nghiệp THPT. Về cơ hội đậu vào Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh cho biết: “Tất cả các ngành năm 2015 ở đợt 1 đều có điểm xét tuyển là 15 trở lên. Năm nay trường cũng căn cứ vào ngưỡng điểm xét tuyển đầu vào mà Bộ quy định”.
Có 11 trường tham gia nhóm xét tuyển GX
Theo PGS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đơn vị chủ trì nhóm xét tuyển GX (G – viết tắt chữ Group trong tiếng Anh, có nghĩa là nhóm; X là số lượng các trường tham gia nhóm), đã thêm Trường ĐH Thăng Long đề nghị được tham gia nhóm. Như vậy, thành viên tham gia nhóm GX là 11, bao gồm các trường ĐH: Bách khoa Hà Nội, Kinh tế quốc dân, Xây dựng, Ngoại thương, Thuỷ lợi, Giao thông vận tải, Mỏ – Địa chất, Công nghiệp Hà Nội, Công nghệ giao thông vận tải, Học viện Ngân hàng, Thăng Long…
Quý Hiên


 

Mỹ Quyên