23/01/2025

Lời tâm sự của ông Kim Jong-un

Dù tuyên bố không có ý định gây chiến, nhưng Triều Tiên đang có những động thái bị Hàn Quốc cho là “mối đe doạ mới”.

 

Lời tâm sự của ông Kim Jong-un

 

Dù tuyên bố không có ý định gây chiến, nhưng Triều Tiên đang có những động thái bị Hàn Quốc cho là “mối đe doạ mới”.

 

 

 

 

Theo lời kể của đầu bếp người Nhật, ông Kim Jong-un được cho không có ý định gây chiến  /// Reuters

 

Theo lời kể của đầu bếp người Nhật, ông Kim Jong-un được cho không có ý định gây chiến Reuters

 

Ngày 27.4, tờ Chosun Ilbo đưa tin ông Kenji Fujimoto, người từng có nhiều năm làm đầu bếp cho cố lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il, vừa tiết lộ về chuyến thăm hiếm hoi đến Bình Nhưỡng của ông.
Phóng tên lửa vì bị chọc tức
Đầu bếp người Nhật cho hay trong chuyến thăm từ ngày 12 – 23.4, ông đã có cơ hội dùng bữa tối cùng đương kim lãnh đạo Kim Jong-un, con trai ông Kim Jong-il. “Tôi đã chờ tại khách sạn Koryo và rất ngạc nhiên khi thấy ông Kim tự lái chiếc Mercedes-Benz tới khách sạn. Ông ấy nói rằng tôi được chào đón mọi lúc và nếu tôi có bất cứ vấn đề gì thì có thể đề nghị ông ta giúp. Tôi cảm thấy ông ta muốn tôi làm cầu nối giữa Triều Tiên và chính phủ Nhật Bản”, ông Fujimoto kể với giới phóng viên ở Nhật ngày 26.4.
Trong bữa ăn tối kéo dài 3 giờ đồng hồ với sự tham dự của cả em gái ông Kim là bà Yo-jong và Bí thư đảng Lao động Triều Tiên Choe Ryong-hae, nhà lãnh đạo Triều Tiên còn hỏi ông Fujimoto rằng Nhật Bản nghĩ gì về ông ấy. “Tôi trả lời rằng (đối với họ) ông ta là “điều tồi tệ nhất”. Sau đó, ông ta vừa gật đầu vừa hỏi: Có đúng không?”, đầu bếp 69 tuổi thuật lại.
Ông Fujimoto từng là đầu bếp chuyên nấu món sushi cho ông Kim Jong-il từ năm 1989 đến năm 2001 và nằm trong số ít người nước ngoài chứng kiến quá trình trưởng thành của lãnh đạo Kim Jong-un.
Trước đây, ông Fujimoto từng tiết lộ rằng khi còn nhỏ ông Kim Jong-un đã tỏ ra muốn làm thủ lĩnh và tin tưởng cậu bé sau này có thể lãnh đạo Triều Tiên theo hướng tốt đẹp, chọn con đường thay đổi và cải cách. Ông có chuyến trở lại Triều Tiên đầu tiên vào năm 2012 và kể từ đó, ông thường giữ liên lạc với lãnh đạo Kim Jong-un, theo Kyodo News.

Lời tâm sự của ông Kim Jong-un 1

Ông Kenji Fujimoto Ảnh: AFP

Trong cuộc gặp gỡ mới rồi, ông Kim cũng đã lý giải với ông Fujimoto việc tiến hành hàng loạt vụ phóng tên lửa vừa qua. Theo ông Fujimoto, nhà lãnh đạo Kim đã nói: “Tôi không có ý định khơi mào chiến tranh. Chỉ có điều mỗi khi chúng tôi cử một nhà ngoại giao tiếp cận Mỹ thì họ lại đưa ra những yêu cầu vô lý. Họ chọc tức tôi nên tôi phóng tên lửa”.

Hành động khiêu khích
Những lời trấn an của ông Kim có vẻ như không đủ để phía Hàn Quốc tin tưởng. Quân đội Hàn Quốc hôm qua 27.4 loan báo Bình Nhưỡng đang chuẩn bị cuộc tập trận bắn pháo quy mô lớn, với mục tiêu là mô hình dinh tổng thống Hàn Quốc ở Seoul, hay còn gọi là Nhà Xanh. Một quan chức Hàn Quốc cho Yonhap hay khoảng 30 khẩu pháo đã được đưa đến trường huấn luyện bên ngoài Bình Nhưỡng, nơi mô hình Nhà Xanh được dựng lên hồi đầu tháng 4.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Hàn Quốc lo ngại đối mặt thêm “mối đe doạ” mới sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) ngày 23.4. Giới chuyên gia cho rằng với lần thử này, Bình Nhưỡng có thể triển khai SLBM trong vòng 3 – 4 năm tới, theo Yonhap.
Nếu triển khai thành công, SLBM của Triều Tiên “chắc chắn là một nguồn gây đe dọa an ninh lớn khác” đối với Hàn Quốc lẫn Mỹ vì SLBM khó bị phát hiện và đánh chặn so với tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất. Trước tình trạng này, Seoul cũng đang gấp rút củng cố hệ thống phòng không và chống tàu ngầm.
Lời tâm sự của ông Kim Jong-un - ảnh 2

Tên lửa phóng từ tàu ngầm trong một đợt thử nghiệm mới đây ở Triều TiênReuters

Trong những kế hoạch phòng thủ của Hàn Quốc, phần trọng tâm chính là hệ thống chống tàu ngầm 3 giai đoạn, gồm phát hiện, theo dõi chuyển động của tàu ngầm Triều Tiên tại căn cứ; triển khai ra biển và cuối cùng là đánh chặn SLBM, theo Yonhap. Trong giai đoạn phát hiện, Hàn Quốc vẫn còn dựa vào vệ tinh do thám thuộc Chương trình hỗ trợ phòng thủ của Mỹ để theo dõi diễn biến từ các bến tàu ngầm Triều Tiên.
Trong vài năm tới, Hàn Quốc định phóng 5 vệ tinh giám sát của riêng mình vào quỹ đạo. Đây là một phần dự án quốc phòng đầy tham vọng của Hàn Quốc nhằm tự trang bị cho mình khả năng phát hiện tàu ngầm. Theo dự án này, Hàn Quốc sẽ phóng vệ tinh giám sát đầu tiên vào năm 2020 và thêm 4 vệ tinh nữa trong 2 năm tiếp theo.
Giai đoạn hai là tập trung theo dõi tàu ngầm trên biển và huy động 3 tàu khu trục được trang bị hệ thống tác chiến Aegis. Những chiến hạm này sẽ thực hiện sứ mệnh săn tàu ngầm Triều Tiên một khi chúng rời cảng. Hàn Quốc có kế hoạch đưa vào biên chế thêm 3 khu trục hạm Aegis từ đây đến năm 2027 để tăng cường khả năng giám sát. Ngoài ra, 9 tàu ngầm 1.800 tấn thuộc lớp 214 của hải quân Hàn Quốc cũng sẽ tham gia chiến dịch theo dõi cùng với đội trực thăng chống tàu ngầm Lynx và máy bay tuần tra biển.
Sau hai giai đoạn trên, giai đoạn cuối cùng bao gồm hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo PAC-3 cùng tên lửa Hyunmoo có khả năng tấn công phủ đầu nhằm vào tàu ngầm Triều Tiên khi còn ở cảng. Bên cạnh đó, tên lửa chống hạm SM-2 hoặc tên lửa không đối đất SLAM-ER được phóng từ máy bay cũng có thể được sử dụng làm vũ khí đánh chặn, theo Yonhap.
Tuy nhiên, Hàn Quốc hiện bị áp lực về thời gian để phát triển lá chắn khả khi chống lại những năng lực SLBM đang phát triển nhanh chóng của Triều Tiên. Yonhap dẫn lời giới quan sát dự đoán rằng trong vòng 1 hoặc 2 năm, Triều Tiên có thể triển khai SLBM với tầm bắn 500 km để chống Hàn Quốc.
Triều Tiên thông báo ngày đại hội đảng
Ngày 27.4, Hãng thông tấn KNCA đưa tin đảng Lao động Triều Tiên (WPK) sẽ tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 tại thủ đô Bình Nhưỡng vào ngày 6.5. Đây sẽ là đại hội đại biểu toàn quốc đầu tiên của WPK kể từ tháng 10.1980.
Giới chuyên gia dự đoán trong sự kiện sắp tới, Bình Nhưỡng sẽ tái khẳng định chính sách đeo đuổi vũ khí hạt nhân và công bố một số chính sách về kinh tế. Cùng ngày, tờ Chosun Ilbo loan tin Bình Nhưỡng đã quyết định cho phép phóng viên quốc tế đến đưa tin về đại hội. Trong khi đó, một quan chức Hàn Quốc suy đoán có khả năng đại hội sắp tới sẽ không có mặt các quan chức cấp cao nước ngoài vì ngày càng có nhiều quốc gia muốn tránh tham dự sự kiện này trong bối cảnh Bình Nhưỡng bị HĐBA LHQ gia tăng trừng phạt, theo Yonhap.

 

Văn Khoa