24/01/2025

Từ 1 vươn lên 7

Trừ một số trường thực hiện tuyển chọn đầu vào còn hầu hết các trường ngoài công lập buộc phải chấp nhận tuyển sinh cả học sinh yếu kém vì không có nguồn. Vấn đề quan trọng với các trường này là làm sao giúp học sinh yếu kém tiến bộ.

 

Từ 1 vươn lên 7

 

Trừ một số trường thực hiện tuyển chọn đầu vào còn hầu hết các trường ngoài công lập buộc phải chấp nhận tuyển sinh cả học sinh yếu kém vì không có nguồn. Vấn đề quan trọng với các trường này là làm sao giúp học sinh yếu kém tiến bộ.





Học sinh một trường ngoài công lập trong giờ tự học  /// Ảnh: Lam Ngọc

 

Học sinh một trường ngoài công lập trong giờ tự học Ảnh: Lam Ngọc


Lập “phác đồ” học tập cho từng học sinh
“Để học sinh (HS) yếu kém có thể nắm lại chương trình, theo kịp HS khá giỏi, chúng tôi thường “tách đàn” để áp dụng nhiều phương pháp dạy, học đặc biệt”, ông Trần Văn Kỳ Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trường THPT Quốc Văn Sài Gòn, cho biết.
Ông Hoàng Gia Thành, Phó hiệu trưởng Trường THPT Hồng Đức, Q.Tân Phú, TP.HCM, nói muốn lấy lại căn bản cho HS yếu, nâng HS trung bình lên khá giỏi, bước đầu tiên là tìm hiểu kỹ về từng HS”. Ông Thành gọi vui đây là giai đoạn lập “phác đồ” học tập cho từng HS. HS viết ra chi tiết về ưu – nhược điểm của bản thân, thói quen ăn uống, chơi đùa, lý do vì sao học lực chưa tốt. Bên cạnh đó còn có phần thông tin dành riêng cho ba mẹ, bạn bè của những HS này.
Nói về phương pháp giáo dục HS, ông Trần Văn Kỳ Nam cho rằng: “Trường ngoài công lập có lợi thế hơn hẳn trường công lập vì HS ở nội trú nên việc quan tâm, quan sát việc học tập của HS cũng dễ dàng hơn. Việc lấy lại căn bản cho HS cũng có điểm tương đồng với chuyện nuôi vịt. Trong một đàn vịt khoẻ mạnh thường có con yếu, còi. Nếu không có một chế độ chăm sóc đặc biệt thì những con yếu còi dần sẽ chết. Tương tự như vậy, với những HS yếu kém, các em sẽ dễ bị bỏ rơi trong lớp học”.


Sau kỳ học đầu tiên năm lớp 10, những HS yếu, kém được đưa vào một lớp chung. “Với những HS trung bình, yếu, kém có ước mơ học ĐH, chúng tôi giúp các em nhận ra giá trị của việc học và tạo đà cho các em tiến lên bằng cách cử những giáo viên nhiều kinh nghiệm lấy lại kiến thức cho HS. Tách những em học yếu ra thành những nhóm nhỏ để những HS khá, giỏi học chung theo kiểu một kèm một”, ông Nam cho biết.
Kết quả học tập được cải thiện
Hồ Bửu Đạt (HS lớp 12A, Trường THPT Quốc Văn Sài Gòn) rụt rè cho biết: “Từ năm lớp 1 tới lớp 9, em luôn có mặc cảm mình là điểm trũng trong lớp. Em chưa từng một lần giơ tay phát biểu, chưa từng xung phong lên bảng làm bài tập và đặc biệt chưa bao giờ nghĩ rằng mình lại có thể trở thành HS khá”. Đạt nói thêm: “Ngoài thời gian học trên lớp, thầy giáo chủ nhiệm xếp em học chung với một HS học tốt nhiều môn”.
Đỗ Đăng Khoa từng là một HS yếu kém nhưng có thể vượt lên chính mình để cải thiện từ điểm 0 và 1 lên điểm 6 và 7. Đạt cho biết: “Trước đây, mỗi kỳ học em đều thi lại ít nhất 4 tới 5 môn học. Điểm số thấp tới nỗi ba mẹ em chỉ động viên và cầu mong em thi đậu tốt nghiệp. Trước đây em thường nghĩ tại sao mình phải học? Học để làm gì? Trong nhà em chưa từng nhắc đến việc thi ĐH. Tuy nhiên từ học kỳ 2 năm lớp 11 kết quả học tập của em được cải thiện nhiều. Bây giờ em đang rất tự tin có thể đậu vào khoa du lịch của một trường ĐH nào đó có điểm đầu vào không quá cao”.
Trải qua gần 3 năm học tại Trường THPT Hồng Đức, Nguyễn Thị Thanh Hồng (HS lớp 12A1) nhớ: “Kết thúc năm học lớp 9 vào lớp 10, lực học của em chỉ ở mức trung bình yếu. Em thi vào trường công lập gần nhà nhưng trượt. Sau đó em vào học ở trường với một tâm trạng chán nản và rất hoang mang. Em chưa từng nghĩ mình sẽ thích học và cảm thấy bế tắc, thậm chí muốn bỏ học”.

Hồng cho biết thêm: “Em có khoảng một tuần để làm quen với môi trường, thầy cô và cách học khá mới. Thầy cô yêu cầu em viết nhiều về thói quen của bản thân, về tình cảm với ba mẹ. Suốt kỳ học đầu tiên, hầu như hôm nào sau giờ học trên lớp các thầy cô quản nhiệm cũng có mặt để giúp em. Biết em nhút nhát thầy cô chủ động hỏi bài. Những phần kiến thức hổng được lấp dần. Nhờ vậy kết quả học tập của em cải thiện nhanh chóng. Từ một HS trung bình yếu, qua lớp 11 em là HS khá và năm nay giỏi, điều mà em chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm được”.

Ông Nguyễn Minh Thành, giáo viên phụ trách môn toán khối 12, Trường THPT Quốc Văn Sài Gòn, cho biết: “Thầy cô giúp học trò là một nhẽ, nhưng việc tạo điều kiện cho HS giúp nhau, giúp các em hiểu giá trị của việc học, đưa ra định hướng để các em tự học mới là điều quan trọng nhất”.

 

Lam Ngọc