23/01/2025

“Sự sáng tạo đến không ngờ”

Đó là nhận xét của nhiều người khi tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm của học sinh tại vòng chung kết cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2016”.

 

“Sự sáng tạo đến không ngờ”

 

Đó là nhận xét của nhiều người khi tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm của học sinh tại vòng chung kết cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2016”.





“Sự sáng tạo đến không ngờ”
Lê Mỹ Quyên (học sinh lớp 5/6 Trường tiểu học Lạc Long Quân, Q.11, TP.HCM) giới thiệu về dự án “Con đã lớn” cho khách tham quan gian hàng – Ảnh: H.HG.

“Chính học sinh đã gây nhiều bất ngờ nhất cho những người tham dự cuộc thi. Các em trình bày sản phẩm của mình một cách chuyên nghiệp, lưu loát và rất tự tin, chứng tỏ trong học sinh tiềm ẩn nhiều khả năng đặc biệt. Điều quan trọng là giáo viên có tạo cơ hội để các em thể hiện hay không mà thôi

Cô TÔ THỤY DIỄM QUYÊN

Chương trình do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức sáng 23-4.

Cuộc thi có khá nhiều điều đặc biệt: không có nhà tài trợ, giáo viên đứng tên thi nhưng không được nói gì mà người thuyết trình, trả lời các câu hỏi chất vấn của ban giám khảo là học sinh; ngay cả những sản phẩm được trưng bày cũng do học sinh thực hiện…

Nổi bật nhất tại cuộc thi là những dự án của Trường THCS-THPT Đinh Thiện Lý (Q.7) và Trường THCS Đức Trí (Q.1), vốn là những trường có đội ngũ giáo viên kinh nghiệm và thâm niên thực hiện phương pháp dạy học tích cực.

Ngoài ra, vòng chung kết còn có khá nhiều dự án của các trường vùng ven, ngoại thành. Đây là một tín hiệu tích cực của việc đổi mới phương pháp giảng dạy tại TP.HCM.

Từ những điều rất nhỏ

“Mẹ ơi! Con yêu mẹ” là tên dự án “Học làm người” của gần 400 học sinh khối 10 và khối 11 Trường THPT Vĩnh Lộc (Q.Bình Tân) đã được Hoàng Mạnh Tuấn, học sinh lớp 10A1, giới thiệu: “Mới nghe qua tưởng chừng dự án của tụi em rất đỗi bình thường, nhưng trên thực tế rất nhiều bạn trẻ không quan tâm và trò chuyện với cha mẹ mình hằng ngày. Khi chúng em thực hiện khảo sát với chính học sinh trong trường, có bạn còn không biết họ tên đầy đủ của mẹ mình, có bạn thì không nhớ ngày sinh của mẹ, có bạn lại nói bận học bài, khi rảnh thì chơi điện thoại, xem tivi chứ không có khái niệm dành thời gian để nói chuyện với mẹ…”.

Học sinh Trường Vĩnh Lộc đã được các thầy cô bộ môn ngữ văn, giáo dục công dân, tin học hướng dẫn những kỹ năng cần thiết để về nhà hỏi mẹ quá trình kết hôn với ba như thế nào để sinh ra con, tại sao gia đình mình lại như ngày hôm nay…, rồi tự đặt câu hỏi: “Mình sẽ như thế nào nếu không có mẹ?” và viết bài cảm nhận về mẹ, sáng tác truyện tranh về tình mẹ – con, làm việc nhóm để tạo website, nói lời yêu thương với mẹ, thực hiện clip, sách viết về mẹ…

Nguyễn Mai Hạ, học sinh Trường Vĩnh Lộc, bày tỏ: “Trước đây, mình hay lấy lý do bận học bài để dồn hết việc nhà cho mẹ. Bây giờ khác rồi, mình nhận ra mẹ đâu chỉ hoàn tất cả núi việc nhà mà mẹ còn bươn chải kiếm tiền nuôi mình ăn học. Mình đã biết sắp xếp thời gian học để làm việc nhà và trò chuyện, chia sẻ cùng mẹ nhiều hơn”.

Tương tự, khi nói về dự án “Con đã lớn”, cô giáo Trương Hồ Trâm Anh, giáo viên lớp 5/6 Trường tiểu học Lạc Long Quân (Q.11), cũng nhận xét: “Tôi nhận thấy đa số học sinh nội thành sau giờ học chỉ biết chơi chứ không tham gia làm việc nhà. Ngay cả phụ huynh cũng quan niệm để dành thời gian tối đa cho các con được học, rằng học sinh tiểu học thì làm được việc gì”.

Âu Gia Linh, học sinh lớp 5/6 Trường Lạc Long Quân, kể: “Tuần đầu tiên của dự án, cô cho tụi em đăng ký và thực hiện 5 công việc trong nhà. Tuần thứ hai tụi em phải tự lập thời gian biểu chi tiết cho cả tuần.

Thời gian biểu của bạn nào hợp lý, được ba mẹ các bạn xác nhận đã thực hiện thì mới vượt qua vòng hai. Tuần thứ ba là trải nghiệm các bước nấu những món ăn đơn giản. Em đăng ký làm món trứng chiên, đậu hũ chiên sả và rau xào.

Trong đó, món đậu hũ là hơi khó vì dễ bị dính vào chảo, còn hai món kia cũng dễ lắm. Sau đó, tụi em sẽ làm cẩm nang tự phục vụ có hình ảnh các bạn đang làm bếp thực sự đó nha. Cẩm nang trình bày và hướng dẫn cách làm các món ăn học sinh đã trải nghiệm, ghi lại mẹo vặt làm việc nhà như gấp quần áo sao cho nhanh, lau nhà sao cho sạch…”.

Ông Lê Phát Lợi, phụ huynh em Lê Đoàn Phương Nghi, học sinh lớp 5/7 Trường tiểu học Lạc Long Quân, bộc bạch: “Trước đây ba mẹ cứ phải nhắc thì cháu mới phụ việc nhà mà cũng làm theo kiểu bị bắt làm thôi chứ không hào hứng. Sau khi tham gia dự án, cháu biết nấu một bữa cơm hoàn chỉnh với rau luộc và trứng chiên thịt, chủ động xếp đồ, quét nhà… phụ mẹ. Tôi rất vui”.

Ý tưởng xuất phát từ… học sinh

Theo cô Tô Thuỵ Diễm Quyên – chuyên viên phát triển giáo dục Sở GD-ĐT TP.HCM, thành viên ban tổ chức cuộc thi, mặc dù đây là năm đầu tiên sở tổ chức cuộc thi này nhưng đã có rất nhiều sản phẩm thể hiện ý tưởng táo bạo của giáo viên. Nó “chạm” được vào góc khuất của cuộc sống chứ không loanh quanh trong trường học. Điều này thể hiện giáo dục đã “đến” gần hơn với thực tiễn.

Và trong những ý tưởng táo bạo, có không ít sản phẩm bắt nguồn từ học sinh như dự án “Tận dụng nguồn nước thải vào việc tưới rau thông qua hệ thống bơm tưới tự động”, được bắt nguồn từ câu hỏi của các em học sinh lớp 5 “Chẳng lẽ mỗi ngày tụi con rửa tay nhiều lần như thế mà nước rửa tay phải bỏ đi sao?”.

“Trường chúng tôi lại có khu vườn để trồng rau sạch. Thế là cô và trò cùng nhau thực hiện ý tưởng trên” – cô giáo Lê Ngọc Hồng Đào, Trường tiểu học Nguyễn Thái Học (Q.1), bộc bạch.

Tại vòng chung kết cuộc thi, khá nhiều người dự khán đã trầm trồ trước dự án của Trường Nguyễn Thái Học khi chứng kiến nước rửa tay của cả trường được đưa vào một hệ thống lọc để loại bỏ tính kiềm của xà bông rửa tay sau đó đi vào hệ thống tự động để tưới rau, tưới cây của nhà trường.

Nói về đề tài “Nói không với thuốc lá”, thầy Lê Minh Kim Long, giáo viên môn văn Trường THCS Trường Sơn (Q.Gò Vấp), khẳng định: “Hút thuốc lá có hại đến sức khoẻ con người – chuyện này ai cũng biết nhưng họ vẫn hút. Với mong muốn học sinh tự tìm hiểu để tránh xa thuốc lá, tôi đã hướng dẫn 42 học sinh lớp 8A1 thực hiện dự án”.

Các học sinh được chia nhóm để đi thực tế, phỏng vấn những người hút thuốc lá ngay trên địa bàn phường nơi trường trú đóng, tìm hiểu tác hại của thuốc lá đối với người hút, người ở xung quanh người hút thuốc; xây dựng kịch bản tuyên truyền cho giới trẻ, vẽ tranh cổ động, viết một bài văn nghị luận về tác hại của thuốc lá…

Thầy Long cho biết: “Học sinh được tự làm mọi việc nên các em vui vẻ, hào hứng. Khi làm xong thì cũng chính các em biểu diễn tuyên truyền cho học sinh trong trường nên tác động mạnh mẽ hơn rất nhiều so với giáo viên nói. Không những thế, các em còn sáng tác ra một bài vè, nghĩ ra cách cho toàn trường nhảy cổ động để kêu gọi bạn bè tránh xa thuốc lá làm tôi rất bất ngờ”.

Mong phụ huynh hiểu được học dự án là gì

Cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2016” nhận được 387 sản phẩm dự thi (bao gồm phần mềm và dự án). Có 175 sản phẩm lọt vào vòng bán kết và 100 sản phẩm lọt vào vòng chung kết.

Theo ông Nguyễn Hồng Tuấn – phó giám đốc Trung tâm thông tin và chương trình giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM, cuộc thi tổ chức nhằm giải quyết những mặt hạn chế của học sinh nói riêng, nguồn nhân lực của Việt Nam nói chung.

Đó là kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng diễn tả, thuyết trình và thái độ tôn trọng sản phẩm do chính mình làm ra. Ban tổ chức mong cuộc thi sẽ được lan toả để phụ huynh hiểu rằng con em họ được học theo dự án là nâng cao kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.

Trên thực tế thời gian qua không ít phụ huynh đã ngăn cản không cho con em mình học theo dự án. Nhiều người cứ thắc mắc tại sao lại bắt con em họ đi thực tế ngoài nhà trường, vừa mệt vừa mất thời gian…

HOÀNG HƯƠNG ([email protected]