28/12/2024

Chính quyền quận cho xé vụn lô, mất trắng vỉa hè

Phường Bình Chiểu (Q.Thủ Đức), có khu phân lô mà đường 4,1m, bó vỉa 0,2m. Kinh khủng hơn, khu 32 Hoàng Hữu Nam (Q.9) có 40 lô, đường chính 5m, không vỉa hè… TP.HCM đang ra tay quyết liệt.

 

Chính quyền quận cho xé vụn lô, mất trắng vỉa hè

 

 

Phường Bình Chiểu (Q.Thủ Đức), có khu phân lô mà đường 4,1m, bó vỉa 0,2m. Kinh khủng hơn, khu  32 Hoàng Hữu Nam (Q.9) có 40 lô, đường chính 5m, không vỉa hè… TP.HCM đang ra tay quyết liệt.

 

 

 

 

 

Chính quyền quận cho xé vụn lô, mất trắng vỉa hè
Đường ở khu phân lô tại P.Long Thạnh Mỹ, Q.9 (TP.HCM) chỉ rộng 5m, không có vỉa hè – Ảnh: Tiến Long

UBND TP.HCM vừa chỉ đạo Sở Tài nguyên – môi trường TP chủ trì kiểm tra, giải quyết tình trạng phân lô bán nền, quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP bảo đảm đúng quy hoạch, đúng chủ trương.

Kết quả kiểm tra phải báo cáo cho thường trực Thành ủy và UBND TP trước ngày 20-4.

Trước đó, ghi nhận của chúng tôi tại các khu phân lô cho thấy UBND các quận thỏa thuận, đồng ý cho các chủ đầu tư làm đường nhỏ, chỉ từ 4-5m, có chỗ còn không có vỉa hè, không có hành lang điện nhằm tận dụng tối đa diện tích đất phân lô.

Làm đường nhỏ 
để bán được nhiều đất

Tại khu đất 32 Hoàng Hữu Nam, khu phố Mỹ Thành, P.Long Thạnh Mỹ (Q.9) được phân thành 40 lô đất nhưng con đường chính của thửa đất này là đường đổ bêtông chỉ rộng 5m, không có vỉa hè.

Ba trụ điện dẫn dây điện hạ thế vào khu dân cư đều trồng trên phần bó vỉa (gờ ximăng tiếp giáp giữa lòng đường và lô đất). Khu đất rộng hơn 3.300m2 này được UBND Q.9 thoả thuận tổng mặt bằng phân lô từ tháng 6-2015 với hai chủ đất trú tại Q.10.

Theo thỏa thuận, con đường hình thành trong khu dân cư này dài 94m, rộng 5m bằng bêtông nhựa nóng. Trong khu đất này, chủ đất được phân lô hơn 2.890m2 nhưng chỉ bỏ ra 470m2 đất làm đường giao thông, tỉ lệ đất thương mại bán được chiếm hơn 86% của lô đất ban đầu.

Tương tự, lô đất số 1/1/1 Linh Đông, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức được UBND Q.Thủ Đức thoả thuận cho hai người chủ đất (cư trú tại Q.5 và Q.11) phân lô trên diện tích hơn 1.700m2. Khu đất này đang được thi công đường và chuẩn bị phân lô.

đó, con đường dài hơn 67m với mặt cắt chỉ có 4,6m (lòng đường 4m và bó vỉa mỗi bên 0,3m). Chủ đầu tư chỉ dành hơn 319m2 đất làm đường giao thông và bán được gần 1.400m2 đất thương mại, chiếm hơn 80% diện tích đất ban đầu.

Một lô đất khác cũng ở P.Linh Đông, Q.Thủ Đức do hai người dân cư trú ở Q.1 đứng tên cũng được UBND Q.Thủ Đức thoả thuận phân lô với con đường dài hơn 48m, lộ giới 4,6m (lòng đường 4m và bó vỉa 0,3m mỗi bên).

Ở một khu phân lô khác tại P.Bình Chiểu (Q.Thủ Đức), đường cũng được thỏa thuận ở mức tối thiểu với lòng đường có chỗ chỉ 4,1m, bó vỉa 0,2m mỗi bên cho những con đường dài hơn 80m.

khu đất phân lô hoàn toàn không có chỗ cho vỉa hè nên các trụ điện đều được trồng trên bó vỉa của đường giao thông, không có hành lang an toàn điện. Các chủ đất này cũng chỉ làm đường giao thông khoảng 916m2 và được phân lô hơn 2.560m2 đất.

Một cán bộ của ngành điện cho biết họ cũng lúng túng khi thi công đường điện hạ thế vào những khu phân lô nói trên vì đa số đường nội bộ đều không có vỉa hè, nhà dân xây dựng sát bó vỉa. Một số khu phân lô có khoảng lùi xây dựng khoảng 1m nhưng do phần đất khoảng lùi này cũng đã được bán nên người dân làm hàng rào, xây tường gạch bao luôn khoảng lùi.

vậy trụ điện hạ thế phải trồng ngay trên phần bó vỉa. Trong khi đó, nhiều văn bản hiện hành của UBND TP và chủ trương của UBND TP đều khuyến khích ngầm hoá lưới điện hạ thế.

Đầu năm 2016, Sở Công thương cũng có văn bản yêu cầu UBND các quận, huyện khi thỏa thuận phương án hạ tầng cần yêu cầu chủ đầu tư thực hiện công trình hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng và ưu tiên ngầm hóa lưới điện.

Theo quy chuẩn xây dựng quốc gia về công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành năm 2010 thì mặt cắt của đường nội bộ, đường vào khu dân cư, vào nhà tối thiểu phải rộng 7m.

Đối chiếu với quy định này thì tất cả những khu phân lô tách thửa nói trên đều được UBND quận thoả thuận cho làm đường thấp hơn mức tối thiểu. Trong các văn bản thỏa thuận tổng mặt bằng, các địa phương viện dẫn quyết định 88 năm 2007 của UBND TP quy định về lộ giới và quản lý hẻm trong các khu dân cư hiện hữu.

Vận dụng quyết định 88 trong trường hợp này là chưa đúng, chưa kể tất cả đường giao thông mới hình thành trong những khu dân cư mới này đều áp dụng chuẩn tối thiểu của quyết định 88.

Lộ giới áp dụng cho 
hẻm nhánh và hẻm cụt trong khu dân cư hiện hữu theo quyết định 88 của UBND TP.HCM

Chấn chỉnh ra sao?

Lãnh đạo Sở Quy hoạch – kiến trúc TP cho biết vừa qua sở đã có cuộc họp với UBND quận, huyện và các sở, ngành liên quan về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật áp dụng cho việc tách thửa, phân nền theo quyết định 33 của UBND TP.

Sắp tới, Sở Quy hoạch – kiến trúc TP sẽ có văn bản báo cáo, tham mưu UBND TP về các phương án xây dựng hạ tầng cho các khu dân cư nói trên.

Đối với những khu dân cư đã làm xong cơ sở hạ tầng mà không đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu thì phải có phương án khắc phục.

Theo đó, Sở Quy hoạch – kiến trúc TP dựa trên tiêu chuẩn xây dựng đề xuất những con đường trong khu dân cư phải có mặt cắt tối thiểu 7m.

Trong đó, vỉa hè phải đủ rộng để bố trí tủ điện và lối dành cho người đi bộ khoảng 1,15m mỗi bên, lòng đường rộng ít nhất 4,7m. Tuy nhiên, các quận huyện cho rằng tiêu chuẩn về hạ tầng như vậy quá cao vì thửa đất phân lô không lớn.

Theo thông tin từ UBND Q.9, quận đang lập kế hoạch kiểm tra việc tách thửa, việc đầu tư đường giao thông và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác của những khu đất mà quận đã giải quyết cho người dân tách thửa từ năm 2009 đến nay.

Sau khi kiểm tra, nếu phát hiện những khu dân cư nào có hạ tầng chưa đạt, chưa đúng quy định thì UBND quận sẽ tính toán hướng khắc phục và đưa ra cách giải quyết phù hợp.

Theo đại diện UBND Q.9, về nguyên tắc chung, đối với chủ trương xã hội hóa “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và những trường hợp người dân tự đầu tư hạ tầng đều phải tuân thủ theo quy định và phù hợp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với những tuyến đường nhánh thì phải đầu tư xây dựng hoàn thiện, kết nối với đường chính, đảm bảo hành lang hạ tầng kỹ thuật và phòng cháy chữa cháy. Phương án đầu tư hạ tầng phải được thoả thuận phê duyệt và nghiệm thu các hạng mục đường giao thông, điện, cấp thoát nước sinh hoạt, chiếu sáng… của UBND quận.

Hiện UBND quận đang xây dựng hoàn thiện quy trình hướng dẫn giải quyết hồ sơ xin đầu tư đường giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác trên địa bàn quận.

Tách thửa phải kết hợp với quy hoạch

Ông Nguyễn Toàn Thắng, giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường TP.HCM, cho biết quyết định 33 năm 2014 của UBND TP về diện tích đất tối thiểu để tách thửa đã cụ thể hóa những quy định của Luật đất đai 2013 và nghị định 43. Đất được tách thửa là những khu đất ở hoặc những thửa đất xen cài trong khu dân cư hiện hữu phù hợp quy hoạch đất ở. Trường hợp tách thửa đất có hình thành đường giao thông thì hạ tầng phải được đầu tư hoàn chỉnh, bảo đảm kết nối với hạ tầng bên ngoài.

Ngoài quyết định 33, UBND các quận, huyện giải quyết tách thửa đất còn phải căn cứ vào quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hằng năm của địa phương. Khi khu đất đã đáp ứng được các điều kiện về quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất thì mới áp dụng tiêu chuẩn của quyết định 33 để giải quyết tách thửa cho dân.

D.NGỌC HÀ – T.LONG ([email protected])