02/11/2024

Sẽ bầu lại Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội…

Dự kiến cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8, Quốc hội khóa XIV sẽ họp kỳ đầu tiên và công tác nhân sự khoá tới (2016-2021) lại bắt đầu.

 

Sẽ bầu lại Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội…

 

 

Dự kiến cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8, Quốc hội khóa XIV sẽ họp kỳ đầu tiên và công tác nhân sự khoá tới (2016-2021) lại bắt đầu.

 

 

 

 

Sẽ bầu lại Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội...
Ông Uông Chu Lưu – Ảnh: P.H.

Trả lời câu hỏi của phóng viên, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định đợt kiện toàn nhân sự cấp cao của Nhà nước tại kỳ họp 11 này là đợt bầu và phê chuẩn thuộc Quốc hội khoá XIII (nhiệm kỳ 2011-2016). 

Dự kiến cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8, Quốc hội khoá XIV sẽ họp kỳ đầu tiên và công tác nhân sự khóa tới (2016-2021) lại bắt đầu, có nghĩa là Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nướcThủ tướngChủ tịch Quốc hội, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao, bầu Phó chủ tịch nước, các uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chủ tịch Hội đồng Dân tộc và chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội, phê chuẩn các thành viên Chính phủ.

“Đương nhiên, khi được bầu trong nhiệm kỳ mới, những người giữ chức vụ phải tuyên thệ theo quy định của Hiến pháp thì phải tuyên thệ” – ông Lưu nói.

Ông Lưu cho biết như các tờ trình về công tác nhân sự đã đề cập rất rõ, đợt kiện toàn nhân sự lần này (tuy chỉ còn khoảng ba tháng sẽ kết thúc nhiệm kỳ 2011-2016) là để đáp ứng nhu cầu công việc, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước sau Đại hội Đảng XII và theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.

“Đây không phải lần đầu tiên Quốc hội tiến hành công việc này mà đã nhiều lần thực hiện, ví dụ năm 2006 Quốc hội miễn nhiệm người giữ chức vụ Chủ tịch nước, Thủ tướng để bầu nhân sự mới. Nhân sự vừa được Quốc hội bầu và phê chuẩn là của khoá XIII nhiệm kỳ 2011-2016, sau khi bầu cử Quốc hội khoá XIV, Quốc hội lại kiện toàn nhân sự của các cơ quan nhà nước. Tất nhiên, với những chức danh bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội thì phải trúng cử đại biểu Quốc hội mới được bầu” – ông giải thích.

Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội, Quốc hội bầu các chức danh: Chủ tịch nước và Phó chủ tịch nước; Thủ tướng; Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội và ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội “trong số các đại biểu Quốc hội”.

Quốc hội cũng bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao. Ba chức danh này không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội.

Đối với bộ máy hành pháp, Quốc hội phê chuẩn Phó thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ. Các chức danh phê chuẩn không nhất thiết phải là đại biểu 
Quốc hội.

Như vậy tại kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội tháng 5 tới, nếu người nào giữ chức danh bắt buộc là đại biểu Quốc hội mà không trúng cử thì đương nhiên thôi chức danh đó.

Ở kỳ họp cuối cùng này, Quốc hội khóa XIII (nhiệm kỳ 2011-2016) đã kiện toàn cơ bản bộ máy nhà nước với 37 chức danh được bầu và phê chuẩn.

Cụ thể, bầu 16 chức danh: Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước; Thủ tướng; Chủ tịch Quốc hội và 9/18 thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Kiểm toán Nhà nước; Chánh án TAND tối cao; Viện trưởng Viện KSND tối cao; phê chuẩn 21/26 chức danh Phó thủ tướng và thành viên khác của Chính phủ.

Ở kỳ họp thứ nhất khoá XIV (nhiệm kỳ 2016-2021), Quốc hội sẽ kiện toàn hoàn chỉnh bộ máy nhà nước. Ngoài việc bầu và phê chuẩn (lại) 37 nhân sự như vừa nêu, Quốc hội bầu và phê chuẩn các nhân sự còn lại của Quốc hội và của Chính phủ.

ĐÀ TRANG – LÊ KIÊN ([email protected])