05/01/2025

Không chấp nhận hành vi đe doạ ở Biển Đông

Trong cuộc hội đàm, hai bộ trưởng Ngoại giao Việt – Anh đã đề cập việc duy trì ổn định an ninh tkhu vực châu Á – Thái Bình Dương, khẳng định quan điểm các bên liên quan không được đe doạ hay sử dụng vũ lực.

 HỘI ĐÀM BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VIỆT – ANH:

Không chấp nhận hành vi đe doạ ở Biển Đông

 

 

 

Trong cuộc hội đàm, hai bộ trưởng Ngoại giao Việt – Anh đã đề cập việc duy trì ổn định an ninh tkhu vực châu Á – Thái Bình Dương, khẳng định quan điểm các bên liên quan không được đe doạ hay sử dụng vũ lực.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không chấp nhận hành vi đe dọa ở Biển Đông
Phó thủ tướng – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Anh Philip Hammond sau khi kết thúc buổi họp báo – Ảnh: Nguyễn Khánh

Trưa 12-4, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc hội đàm song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Philip Hammond tại Hà Nội nhân chuyến thăm chính thức của ông Hammond tại Việt Nam.

Sau cuộc hội đàm kéo dài khoảng 45 phút, ông Phạm Bình Minh và ông Philip Hammond đã thông báo kết quả hội đàm với báo giới.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết ông và Bộ trưởng Philip Hammond đã trao đổi và thống nhất các biện pháp tăng cường và thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt – Anh trên tất cả các lĩnh vực chính trị – ngoại giao, an ninh – quốc phòng, kinh tế – thương mại – đầu tư, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, môi trường và biến đổi khí hậu.

Theo Phó thủ tướng, hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên tiếp cận thị trường và tăng cường đầu tư, kinh doanh và mỗi nước phát huy tối đa những lợi thế và cơ hội đầu tư kinh doanh do Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU mang lại ngay khi hiệp định này được phê chuẩn.

Hai nước cũng bày tỏ hài lòng về sự phát triển nhanh và hiệu quả của quan hệ hợp tác giáo dục. Hai bên mong muốn tăng số lượng sinh viên Việt Nam sang học tại Anh, thúc đẩy triển khai dự án Đại học Việt – Anh tại Việt Nam. Hai bên cũng nhất trí mở rộng hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.

Về phần mình, ông Philip Hammond cho biết Anh quốc quan tâm và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo đó, Anh quốc xem xét thúc đẩy xây dựng và triển khai các dự án cụ thể sử dụng quỹ Thịnh vượng mới của Chính phủ Anh để khắc phục các hệ quả của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi đang chịu hạn hán và xâm nhập mặn.

Về lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, được xem là các trụ cột ưu tiên trong quan hệ hai nước, ông Philip Hammond cho biết hợp tác thương mại song phương đã tăng gấp đôi kể từ năm 2010, nhưng ông tin tưởng vẫn còn nhiều cơ hội để các công ty và sản phẩm của Anh thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cao, y tế, năng lượng và dịch vụ tài chính.

Trong cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo cũng đã đề cập việc duy trì ổn định và an ninh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bộ trưởng Philip Hammond nhấn mạnh: “Lập trường vững vàng của chúng tôi là các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông cần phải được giải quyết dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS).

Chúng tôi khẳng định quan điểm của chúng tôi là các bên liên quan không được đe doạ hay sử dụng vũ lực, có hành động đơn phương như triển khai lực lượng quân sự hay vũ khí quân sự tại những vùng biển tranh chấp”.

Hôm nay (13-4), Ngoại trưởng Philip Hammond sẽ đến TP.HCM. Trong ngày làm việc ở đây, ông sẽ gặp lãnh đạo thành phố, gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp Anh đang làm ăn ở Việt Nam và sẽ đi thực địa dự án xây dựng hệ thống đường sắt đô thị của thành phố.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 

EU cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa

Sáng cùng ngày, Ngoại trưởng Philip Hammond cũng có cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh tuyên bố từ Hội nghị ngoại trưởng các nước G7 tại Hiroshima (Nhật) đối với vấn đề Biển Đông vì mục tiêu chung là bảo đảm tự do hàng hải, tự do hàng không, không thực hiện các hành động gây căng thẳng trong khu vực, trái với quy định của pháp luật quốc tế. 

Về tranh chấp ở Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Chính phủ Anh cần quan tâm hơn nữa, đồng thời thúc đẩy EU có tiếng nói mạnh mẽ, yêu cầu các bên có tranh chấp trên Biển Đông tôn trọng luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, không sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực, chấm dứt mọi hoạt động nhằm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông; đặc biệt là ngừng ngay việc xây dựng các đảo nhân tạo, chấm dứt quân sự hoá ở Biển Đông; thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đàm phán thực chất để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Đáp lại, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond khẳng định lại tuyên bố mạnh mẽ của Hội nghị ngoại trưởng các nước G7 vừa qua tại Hiroshima về vấn đề Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh việc ủng hộ ASEAN tiến tới xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông nhằm bảo đảm tự do hàng hải, hàng không qua khu vực này và mong muốn các bên liên quan giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.

QUỲNH TRUNG ([email protected])