26/12/2024

Tranh cãi quanh luật phòng chống mại dâm ở Pháp

Luật đã được thông qua ở hạ viện nhưng các tranh cãi vẫn còn đó như lúc nó được đưa ra thảo luận.

 

Tranh cãi quanh luật phòng chống mại dâm ở Pháp

 

 

Luật đã được thông qua ở hạ viện nhưng các tranh cãi vẫn còn đó như lúc nó được đưa ra thảo luận.

 

 

 

 

Tranh cãi quanh luật phòng chống mại dâm ở Pháp
Gái mại dâm ở Pháp xuống đường yêu cầu không được đụng đến khách hàng của họ – Ảnh: AFP

Theo AFP, với 64 phiếu thuận/12 phiếu chống, các hạ nghị sĩ Pháp hi vọng có thể diệt trừ tệ nạn mại dâm và mở ra con đường hoàn lương cho những cô gái bán dâm, cũng như biến luật pháp nước Pháp thành một trong những đạo luật khắc nghiệt nhất đối với người mua dâm tại châu Âu.

Đạo luật này có thể giúp chấm dứt kiểu nghĩ dùng tiền mua thân thể một ai đó là điều bình thường

Nghị sĩ MAUD OLIVIER

Đẩy gái mại dâm 
lui vào hoạt động ngầm

Nữ nghị sĩ Maud Olivier thuộc Đảng Xã hội Pháp đã đề xuất đạo luật trên với niềm tin rằng nước Pháp sẽ không chỉ bảo vệ các nạn nhân của nạn buôn bán tình dục và giúp các nhà chức trách nước này kiểm soát chặt chẽ nạn buôn người, mà còn nhằm giáo dục những người trẻ về mặt tối của nghề mại dâm.

“Mại dâm là bạo lực. Mục đích (của đạo luật) là để giảm bớt mại dâm, bảo vệ gái mại dâm muốn từ bỏ công việc và hoàn lương” – bà Olivier chia sẻ.

Dù vậy, theo AP, bất chấp việc đạo luật bao gồm điều khoản trong đó có hỗ trợ 5,5 triệu USD hằng năm để giúp đỡ gái mại dâm trong quá trình từ bỏ công việc đen tối này và giúp họ trang trải những tổn thương từ việc bạo lực của khách hàng, gái mại dâm tại Pháp vẫn biểu tình phản đối bên ngoài tòa nhà quốc hội ngày 6-4.

Công đoàn gái mại dâm Pháp STRASS cho biết đạo luật có thể khiến gần 30.000 gái mại dâm tại Pháp trở nên dễ bị tổn thương hơn dù đạo luật không quy định phạt gái bán dâm. Đạo luật sẽ khiến gái mại dâm phải hoạt động ngầm, đẩy họ vào tay các chủ chứa ít lòng thương xót hơn cũng như dễ gặp những khách hàng bạo lực hơn.

Khoảng một chục tổ chức, trong đó bao gồm STRASS cũng như Tổ chức Bác sĩ thế giới và nhóm vận động AIDS hàng đầu của Pháp lập luận rằng đạo luật nhằm giúp gái mại dâm có được cuộc sống mới là một sai lầm và thiếu sót.

Các nhóm này cho rằng có đến 80% gái mại dâm ở Pháp là người nước ngoài và việc yêu cầu họ dừng công việc mại dâm mới đủ điều kiện để nhận sinh hoạt phí và các hỗ trợ khác là thiếu sót.

“Làm sao người ta có thể ngừng bán dâm khi không có giấy phép cư trú, nhà ở và tiền mặt?” – Tổ chức STRASS lập luận.

Ngoài ra, một số người chỉ trích đạo luật cho rằng luật mới sẽ đẩy mại dâm tiếp tục hướng đến mô hình kinh doanh trên Internet và điều này sẽ khiến công việc của cảnh sát trở nên khó khăn hơn.

“Mại dâm trên đường phố đã bắt đầu biến mất vì Internet” – gái mại dâm có tên Mylene Juste tại Paris cho biết.

Hiện ngày càng có nhiều trung gian đứng ra môi giới cho gái mại dâm và khách hàng qua Internet, và gái mại dâm đang phải đối mặt với cách thức lạm dụng mới thông qua Internet.

Giúp gái mại dâm hoàn lương

Những người ủng hộ cho rằng đạo luật sẽ giúp các nhà chức trách trong cuộc chiến đấu chống các mạng lưới buôn người và mại dâm.

“Khía cạnh quan trọng nhất của luật này là song hành cùng gái mại dâm, cấp giấy tờ tuỳ thân cho họ vì chúng ta biết rằng 85% gái mại dâm ở đây là nạn nhân của nạn buôn người” – nghị sĩ Olivier nói. Bà Olivier cho biết nhiều gái mại dâm đến Pháp bị chủ chứa tịch thu hộ chiếu.

“Chúng ta sẽ cung cấp cho họ giấy tờ tuỳ thân với điều kiện họ phải từ bỏ công việc mại dâm” – nghị sĩ Olivier chia sẻ.

Nhóm vận động hành lang NorMAC tuyên bố “hân hoan” với đạo luật mới. “Theo luật mới này, gái mại dâm, trẻ em sẽ không phạm tội. Họ sẽ nhận được sự hỗ trợ và phúc lợi xã hội để thoát khỏi nghề mại dâm, trong khi những người đàn ông mua dâm sẽ bị phạt và bị truy tố” – nhóm NorMAC nói.

NorMAC nói rằng “quyết định mang tính lịch sử này” chứng minh rằng các chính trị gia Pháp “đã nghe thấy tiếng nói của hàng trăm người sống sót cũng như những người phụ nữ vẫn đang mắc kẹt trong ngành công nghiệp tình dục này”.

Một số gái mại dâm cũng ủng hộ đạo luật, cho rằng luật mới trao cho họ quyền hạn lớn hơn và khuyến khích việc báo cáo các vụ lạm dụng hoặc bạo lực tấn công họ từ các khách hàng hay chủ chứa.

“Gái mại dâm sẽ không bị coi là tội phạm. Khi họ bị lạm dụng, họ có thể nộp đơn khiếu nại lên cảnh sát, điều mà trước đây họ không dám làm” – bà Claire Quidet, một người ủng hộ gái mại dâm, cho biết.

ANH THƯ